Triệu chứng bệnh viêm não Nhật Bản

       Bệnh viêm não Nhật Bản đã được mô tả từ năm 1871, nhưng cho mãi tới năm 1934 virus viêm não Nhật Bản mới được Hayshi phát hiện tại Nhật Bản. Virus viêm não Nhật Bản được xếp vào nhóm B (Flavivirus) của Arbovirus, do vậy người ta còn gọi là virus viêm não Nhật Bản B.

Bệnh viêm não Nhật Bản
Bệnh viêm não Nhật Bản

 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

           Cấu trúc

      Virus viêm não Nhật Bản hình cầu, đối xứng hình khối, chứa ARN một sợi dương chiếm 6% trọng lượng của virion, kích thước virus vào khoảng 40 – 50μ, có vỏ envelop, hằng số lắng là 44S, trọng lượng phân tử là 4.106 Dalton.
          
          Nuôi cấy

       Có thể nuôi cấy virus viêm não Nhật Bản trên tế bào nuôi như: tế bào thận khỉ, tế bào thận lợn, đặc biệt virus phát triển tốt ở tế bào muỗi C6/36. Người ta còn nuôi cây virus vào não chuột nhắt trắng 1-3 ngày tuổi, virus phát triển làm cho chuột bị liệt. Cũng có thể nuôi cấy virus vào lòng đỏ trứng gà ấp được 8-9 ngày, sau 48-96 giờ, virus phát triển làm cho bào thai chết. Khả năng đề kháng: tương tự như virus Dengue.

         Tính chất kháng nguyên

     Virus viêm não Nhật Bản có kháng nguyên chung với những virus cùng nhóm Flavivirus, chính vì vậy trong phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu, nó có phản ứng chéo với các virus cùng nhóm, nhưng trong phản ứng ELISA thì ít có phản ứng chéo hơn. pH 6,2 là thích hợp nhất cho việc ngưng kết hồng cầu của virus.

KHẢ NĂNG GẦY BỆNH

         Dây chuyền dịch tễ học

       Virus viêm não Nhật Bản lưu hành rộng rãi ở châu Á. Trong khi Nhật Bản hiện nay đã căn bản thanh toán được bệnh này thì các nước như Ấn Độ, Banglades, Nepal, Thái Lan, Việt Nam…, số người bị bệnh viêm não Nhật Bản lại tăng. Các vụ dịch thường xẩy ra vào mùa hè. Virus được duy trì ở động vật có xương sống hoang dại (ĐVCXSHD), một số loài chim (chim liêu diếu) và gia súc (GS) như lợn, chó bò, ngựa…
        Vật trung gian truyền bệnh là muỗi thuộc giống Culex và Aedes trong đó muỗi Culex tritaeniorhynchus là vectơ chính, truyền virus qua các động vật có xương sống và từ đó truyền sang người.

          Khả năng gây bệnh cho động vật

         Virus viêm não Nhật Bản phát triển tốt trên chuột nhắt trắng mới đẻ và trương thành, khi gây nhiễm vào não và ổ bụng. Các loại chim như cò, gà…. cũng bị nhiễm virus. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc lan truyền của viruts.

          Khả năng gây bệnh cho người

         Khi bị muỗi nhiễm virus viêm não Nhật Bản đốt, người có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Bệnh thường mắc ở trẻ em, tập trung ở lứa tuổi dưới 10 tuổi, phần lớn là thể ẩn, thể điển hình gặp rất ít, thời kỳ ủ bệnh từ 6*16 ngày. Ở các trường hợp nhẹ thì lâm sàng biểu hiện nhẹ như nhức đầu, sốt nhẹ, khó chịu trong vài ngày.
         Thể điển hình là viêm não có thể từ thể nhẹ hoặc bắt đầu đột ngột như: nhức đầu nặng, sốt cao, cứng cổ và thay đổi cảm giác, ở trẻ em có thể bị co giật. Bệnh nhân thường tử vong trong giai đoạn toàn phát. Bệnh nhân có thể bị di chứng, thường là biến loạn tinh thần, giảm-trí tuệ, thay đổi cá tính, cũng có khi di chứng sau 2 năm mối xuất hiện.



Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh dại

            Phòng bệnh
       Cần tiêu diệt những động vật bị dại hoặc nghi dại. Trong số những động vật máu nóng thì chó là động vật bị nhiễm dại nhiều, mặt khác chó lại sống gần người do đó cần:
– Hạn chê nuôi chó.
– Nuôi chó phải xích hoặc nhốt không cho chạy rông ra đường.
– Tiêm vacxin phòng dại cho chó, mởi năm 1 lần vào mùa xuân trước khi bệnh dại có thể phát triển mạnh.

phòng bệnh dại


       Điều trị dự phòng
      Đối với người bị chó dại cắn hoặc mèo dại cắn, cào chúng ta phải:
– Tiêm kháng huyết thanh chống dại (SAR) dưới da, phía trên vết cắn trong vòng 72 giờ với liều lượng 0,2-0,5 ml, tương đương với 40 đơn vị cho 1 kg cân nặng.
– Sau đó 1-2 ngày, tiêm vacxin phòng dại. Tuỳ vacxin mà có cách tiêm và liều lượng khác nhau.
    Hiện nay ở Việt Nam có 2 vacxin dại đang được dùng là Fuénzalida và Verolab
       Cách xử lý trường hợp bị chó nghi dại cắn
      Khi bị chó nghi dại cắn, chúng ta phải bình tĩnh thực hiện đầy đủ các bước sau:
– Nhốt chó lại cho ăn uống đầy đủ, theo dõi trong vòng 10 ngày.
– Xử lý vết cắn ở người bàng cách: rửa sạch vết thương bằng nước xà phòng đặc 20% hoặc dung dịch Bensal konium clorua 20% hoặc dung dịch P- propiolacton 20%. Không khâu vết thương. Gây tế tại chở bằng procain.
– Nếu vết cắn ở vào chở nguy hiểm (gần đầu, sâu) thì tiêm ngay huyết thanh kháng dại rồi tiếp tục tiêm vacxin phòng dại.
– Nếu vết cắn bình thường (xa đầu, nông) thì theo dõi chó: nếu sau 10 ngày chó vẫn sống, ăn uống bình thường, thì không cần tiêm vacxin; nếu trong vòng 10 ngày, chó bị chết thì phải tiêm huyết thanh và vacxin ngay.
– Trường hợp chó chạy mất tích, bị đánh chết hoặc bị chó con cắn thì phải tiêm huyết thanh và vacxin ngay vì dấu hiệu dại ở chó con không rõ ràng.

Từ khòa tìm kiếm nhiều: vi sinh vật, triệu chứng viêm não nhật bản



Các loại tế bào có thể bị nhiễm HIV và các cơ chế gây rối loạn miễn dịch

Sự tạo thành các kháng thể

Các loại kháng thể sau đây đã hình thành:

-        Tạo kháng thể trung hòa.

-      Tạo kháng thể độc sát tế bào (hiện tượng ADCC: Antibody-dependent cell-mediated cytotoxicity).

-      Kháng thể tăng cường. Các kháng thể loại này làm tăng sự nhiễm HIV, do chúng kết hợp với các kháng nguyên virus tạo thành phức hợp miễn dịch.

-        Tăng globulin máu và hình thành các tự kháng thể.

       Miễn dịch tế bào

-      Hình thành các tế bào lympho Tc (độc sát tế bào). Các tế bào này đã kết hợp đặc hiệu kháng nguyên của HIV (xuất hiện trên tế bào đích) và tiêu diệt các tế bào này và giải phóng các hạt HIV.

-      Giảm số lượng TCD4(+), do HIV đã xâm nhập và nhân lên trong các tế bào có CD4(+).


Sự tạo thành các kháng thể

       Sự né tránh hệ thống miễn dịch của HIV

Để chống lại sự đáp ứng miễn dịch bảo vệ của cơ thể HIV đã lẩn trốn hệ miễn dịch bằng các cách sau đây:

         HIV biến dị kháng nguyên thường xảy ra kháng nguyên envelop, ít nhất 25% acid amin của phân tử gpl60 có thể thay đổi. Nên mặc dù có thể có kháng thể trung hòa, nhưng tác dụng sẽ hạn chế. Sự thay đổi kháng nguyên nhanh chóng sẽ làm giảm tác dụng miễn dịch.

      Che lấp bởi các “tấm màng” của các phân tử đường với các đoạn ưu thế miễn dịch của các tế bào.

 Các tế bào đại thực bào và monocyte bị nhiễm HTV di chuyển tới vị trí ẩn đáp ứng miễn dịch như mào tỉnh hoàn hay não.

HIV tồn tại ở dang provirus nên tránh được đáp ứng miễn dịch.

HIV đánh vào các tế bào miễn dịch, đặc biệt là TCD4 (+) và đai thực bào, gây suy giảm miễn dich nghiêm trọng.

 Đọc thêm tại: