Virus cúm là thành viên chính của nhóm Orthomyxovirus và đó là nguyên gây bệnh cúm: nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính tạo dịch do virus. Orthomyxovirus bao gồm 3 týp miễn dịch: Cúm A, B, C.
Virus cúm được phân lập lần đầu năm 1933, chúng có thể gây những vụ dịch làn tràn khắp thế giới. Năm 1918-1919 đại dịch cúm đã gây bệnh cho 20 triệu người. Trên cơ sở ý nghĩa y học đó, vào những năm cuối thập kỷ 40, việc nghiên cứu về cúm được tiến hành khẩn trương. Người ta đã xác định vai trò gây bệnh của virus cúm trên người và động vật rất rộng rãi.
Virus cúm được phân lập lần đầu năm 1933, chúng có thể gây những vụ dịch làn tràn khắp thế giới. Năm 1918-1919 đại dịch cúm đã gây bệnh cho 20 triệu người. Trên cơ sở ý nghĩa y học đó, vào những năm cuối thập kỷ 40, việc nghiên cứu về cúm được tiến hành khẩn trương. Người ta đã xác định vai trò gây bệnh của virus cúm trên người và động vật rất rộng rãi.
CẤU TRÚC VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Cấu trúc
Các virus cúm được phân chia thành 3 nhóm khác nhau (A, B, C) do một số cấu trúc kháng nguyên bề mặt khác nhau, nhưng phần lớn Có cấu trúc kháng nguyên giống nhau. Dưới kính hiển vi điện tử thấy virus cúm hình cầu. Đường kính khoảng 100-120 nm. Các hạt virus cúm có cấu trúc phức tạp. Các protein capsid virus cúm, cùng với ARN, tạo thành nucleocapsid đối xứng xoắn. Bao ngoài của virus cúm được cấu tạo bởi 2 lốp lipid, trên bề mặt hai lốp lipid đó có những điếm chồi lên (spike) giống như “lồng”. Các điểm chồi đó cấu tạo bởi glycoprotein, tạo nên bởi các kháng nguyên hemagglutinin và neuraminidase ký hiệu là H và N. Mỗi sợi H và N dài 8-10 nm, cách nhau 8 nm. Kháng nguyên hemagglutinin có chức năng giúp virus bám trên bề mặt tế bào cảm thụ và xuyên thủng màng tế bào. Chức năng của neuraminidase chưa được rõ, nhưng chúng cũng bổ sung chức năng của hemaglutinin và ngoài ra chúng còn thúc đẩy sự lắp ráp và chín muồi của virus trong tê bào cảm thụ. Hai cấu trúc oprotein H và N xác định kháng nguyên đặc hiệu của từng thứ týp virus. Kháng nguyên H và N là những kháng nguyên quyết định khả năng ngưng kết hồng cầu động vật.
Virus cúm phân lập từ bệnh nhân ở giai đoạn nguyên thuỷ (original phase) có thể gây ngưng kết hồng cầu người nhóm máu 0 và hồng cầu chuột lang. Virus cúm nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có thể ngưng kết được hồng cầu gà và hồng cầu ngỗng (derivative phase). Kháng nguyên H đặc trưng cho týp, kháng nguyên N đặc trưng thứ týp. Các cấu trúc H và N của virus cúm có thể thay đổi trong từng thứ týp. Hiện nay, có 13 cấu trúc kháng nguyên H và 9 cấu trúc kháng nguyên N khác nhau đặc hiệu cho từng thứ týp của các týp cúm A, B và C: ký hiệu kháng nguyên H1 đến H13, NI đến N9. Cấu trúc ARN của cúm A và B phân làm 8 đoạn gen, còn cúm c phân làm 7 đoạn, trên mỗi đoạn gen virus, cố thể ghi dấu cho nhiều mật mã di truyền.
Các thứ týp H và N khác nhau của các virus cúm có thể gây bệnh cho người và nhiều động vật khác nhau, nhất là những động vật mối sinh. Ví dụ: HlNl gây bệnh cho người và cũng gây bệnh được cho lợn, H1N3 có thể gây bệnh cho cá voi; H3N2 gây bệnh cho ngưòi; H4N5 gây bệnh cho hải cẩu,…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét