Chlamydia Psittaci

Vi khuẩn này được phát hiện vào năm 1930 bởi Bedson và cộng sự, chỉ có một loài của nhóm này gây nên nhiễm trùng huyết.

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

Hình thái
Kích thước của vi khuẩn rất bé, siêu lọc, và có thể quan sát chúng bàng kính hiển vi điện tử. Có thể nhuộm vi khuẩn bằng xanh Methylen hoặc bằng phương pháp Machiavelio.
Chlamydia Psittaci


Nuôi cấy
C.psittaci có thể nuôi cấy được trong nuôi cấy tế bào như tế bào thận khỉ, trong mang niệu đệm trứng gà ấp (đặc biệt là trong túi noãn hoàng).
Khả năng đề kháng
Vi khuẩn có khả năng đề kháng kém với sức nóng: ở nhiệt độ 60°c trong 10 phút đã ngừng hoạt động. Nhạy cảm với các hóa chất như formol, phenol và ête. Nó không tồn tại được trong glycerin, nhưng có khả năng đề kháng với nhiệt độ lạnh. Vi khuẩn có thể tồn tại d nhiệt độ lạnh của máy đông lạnh.
Các loại kháng nguyên
Vi khuẩn có kháng nguyên kết hợp bổ thể gắn với thân vi khuẩn đươc cấu tạo bởi hai thành phần:
- Kháng nguyên đặc hiệu nhóm: bản chất là glucid, đề kháng với các enzym phân hủy protein.
- Kháng nguyên đặc hiệu týp: kháng nguyên chịu nhiệt, bản chất là protein bị phân hủy bồi các enzym tiêu protein, phenol và các acid.

KHẢ NĂNG GÂY BỆNH

Thời kỳ ủ bệnh từ 2-3 tuần -lễ, bệnh thể hiện nhiều dạng khác nhau: thương hàn, cúm, viêm phổi. Đối với phụ nữ có thai thường tiếp xúc với loài vẹt bị bệnh, có thể bị nhiễm bệnh và gây sảy thai.

CHẨN ĐOÁN VI SINH HỌC

Chẩn đoán trực tiếp
Bệnh phẩm là đờm và nước súc họng. Muốn phân lập mầm bệnh, người ta tiêm bệnh phẩm vào túi lòng đở trứng gà hay vào màng bụng chuột nhắt trắng hoặc có thể nuôi cấy vào tế bào nuôi.
Chẩn đoán huyết thanh
Lấy máu của người bệnh hoặc người khởi bệnh để tìm kháng thể bằng phản ứng kết hợp bổ thể, thường hay dùng kháng nguyên nhóm (kháng nguyên Frei) trong chẩn đoán bệnh Nicolas – Favre.

NGUYÊN TẮC PHÒNG BỆNH

Nguyên tắc phòng bệnh chung
Cần tăng cường công tác kiểm tra sức khởe động vật của ngành thú y, lưu ý đến việc xuất nhập cảnh động vật, các loài chim đặc biệt chú ý là các loài vẹt.
Nguyên tắc phòng dặc hiệu
Hiện nay vẫn chưa có vacxin phòng bệnh sốt vẹt cho người, mặc dù đã có thí nghiệm thành công vacxin cho vẹt.

NGUYÊN TẮC ĐlỂU TRỊ

Cho đến nay, nhóm tetracyclin và macrolid vẫn còn có tác dụng đối với bệnh sốt vẹt; có hai loại biệt dược, người ta khuyên nên dùng, là doxycyclin và rovamycin.


Từ khòa tìm kiếm nhiều: vi sinh vật học, bệnh viêm não nhật bản

0 nhận xét:

Đăng nhận xét