ARBOVIRUS

ĐỊNH NGHĨA
Các Arbovirus là những virus có thể nhân lên được trong các tổ chức của các động vật có xương sống (người, động vật có vú, chim) cũng như một số động vật không có xương sống (ve, muỗi, dĩn…). Các virus này muốn truyền bệnh từ động vật có xương sống này tới động vật có xương sống khác phải thông qua môi giới trung gian là côn trùng tiết túc. Các Arbovirus đều nhân lên được trong các tổ chức của côn trùng tiết túc nhưng không gây bệnh cho côn trùng tiết túc đó.
Do vậy, những virus chuyên gây bệnh cho côn trùng tiết túc và những virus chỉ được chuyển vận bởi côn trùng tiết túc (Poliovirus chuyển vận bởi ruồi nhà, hay gây nhiễm một cách cơ học do miệng của côn trùng bị dính virus), đều không phải là Arbovirus.
Cũng có những trường hợp đặc biệt: các Arbovirus có thể truyền sang người mà không cần qua côn trùng tiết túc (như viêm não châu Âu), người bị nhiễm do ăn phải sữa tươi của dê cừu đã bị nhiễm virus.

ARBOVIRUS


Dây chuyền dịch tễ học
Các Arbovirus lưu hành rộng rãi trên khắp thể giới. Sự tuần hoàn của các virus trong tự nhiên được thực hiện qua côn trùng tiết túc (CTTT) hút máu và động vật có xương sống hoang dại: động vật có xương sống (vật chủ) -» Vật trung gian -» Động vật có xương sống (ĐVCXS). Từ đó truyền sang người một cách ngẫu nhiên cũng thông qua côn trùng tiết túc (muỗi, ve..)- Dây chuyển dịch tễ học như sau
Ở vùng nhiệt đói, các côn trùng tiết túc phát triển rất thuận lợi, gây ra các vụ dịch lớn. Ở vùng ôn đới, các mùa phân biệt rõ ràng, bệnh xảy ra theo mùa, tản phát hoặc dịch nhỏ. Những virus mang truyền bởi ve, ví dụ viêm não do ve, có chu kỳ phức tạp hơn. Người ta đã xác nhận được ve truyền virus không những cho động vật có xương sống qua nốt đốt mà còn cho cả đời sau của nó qua trứng. Môi giới côn trùng tiết túc muốn truyền bệnh được phải qua các bưóc:
- Phải có lượng virus cần thiết để xâm nhiễm được ở côn trùng tiết túc.
- Virus nhân lên và tối tuyến nước bọt của côn trùng tiết túc.
- Côn trùng tiết túc đốt động vật và truyền cho động vật đó
PHÂN LOẠI
Việc xếp loại Arbovirus đã được thực hiện dựa trên cơ sở huyết thanh học nhờ công trình nghiên cứu của Jordi Casals (1963). Theo tính chất kháng nguyên mà không chú ý tới khả năng gây bệnh, nguồn gốc địa lý hay bản chất của véctơ, chúng được chia thành hơn 21 nhóm, trong đó quan trọng nhất là các nhóm:
- Nhóm A (Alfavirus)
- Nhóm B (Flavivirus)
- Nhóm c
- Nhóm Bunyamwera
- Nhóm California
Ớ Việt Nam chủ yếu lưu hành nhóm B, trong đó hay gặp nhất là virus Dengue và virus viêm não Nhật Bản.

Từ khòa tìm kiếm nhiều: vi sinh vật, triệu chứng viêm não nhật bản

0 nhận xét:

Đăng nhận xét