Viruts gây viêm gan C

Trước đây nhóm virus “non A”, “non B” (“không A”, “không B”) gây viêm gan được mô tả. Căn nguyên gây bệnh viêm gan không A, không B gây nên các trường hợp bệnh lẻ tẻ và phần lớn xuất hiện sau các trường hợp bệnh nhân có truyền máu hoặc các sản phẩm của máu. Rất hiếm gặp các trường hợp lây qua đường tiêu hóa. Cũng có thể virus lây lan qua đường quan hệ chặt chẽ giữa người với người (tình dục ?).
Mãi đến năm 1988, Shikata mối xếp virus viêm gan “không A, không B” ra thành một virus riêng biệt gọi là virus gây viêm gan c (HCV). HCV thuộc họ Flaviviridae cùng với virus Dengue, viêm não… Mặc dù vậy, virus gây viêm gan c vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ.
CẤU TRÚC
Người ta cho rằng HCV là virus chứa ARN sợi đơn, xoắn; được cấu tạo bởi khoảng 9033 nucleotid. ARN của HCV có khoảng 3 đoạn gen.
Vở bao capsid của HCV được cấu tạo bởi protein và lớp bao ngoài cấu tạo bởi lipid do đó dễ bị bất hoạt bởi ether và chloroform. HCV có thể được phân biệt với nhau bởi các nucleotid khác nhau: có ít nhất là 2 týp có cấu trúc kháng nguyên khác nhau và không có phản ứng chéo giữa kháng nguyên của 2 týp.

Viruts gây viêm gan C


LÂM SÀNG
Thời gian ủ bệnh, sau khi nhiễm virus chủ yếu qua đường truyền máu, rất khác nhau. Thời gian từ 14 ngày tới 3 – 4 tháng, dài nhất 21 tuần và ngắn nhất 4, 5 ngày. Sau khi nhiễm virus thì 95% số người có triệu chứng lâm sàng không rõ ràng. Chỉ khoảng 5% bệnh nhân có rối loạn tiêu hóa và chủ yếu là mệt mỏi với các tổn thương ở tế bào gan, ở cả bào tương và ở nhân.
Đối tượng bị bệnh ở mọi lứa tuổi và trở thành mạn tính từ 50% đến 70%. Từ khi nhiễm virus tới khi có kháng thể kháng HCV khoảng 10 – 15 tuần (50%); có thể sớm hơn hoặc muộn hơn. Hầu hết có tăng men transaminase. Sau khi bị bệnh, thể mạn tính có thể dẫn tới xơ gan hoặc ung thư gan.
DỊCH TỄ HỌC
Đường lây truyền chủ yếu liên quan đến truyền máu: ở Đức, 45% trường hợp bệnh sau truyền máu, Ý 90%, Pháp 50%, Nhật 52%. Ở Nhật, trong một vụ dịch có 231 trường hợp nhiễm HCV thì 96 người bị bệnh mạn tính, 81 người bị xơ gan, 54 người bị ung thư gan.
Hiện nay, tỷ lệ nhiễm HCV ở từng khu vực có khác nhau: Hoa Kỳ 1,4%, Nhật 1,15%, Ai Cập 10,9%. ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm HCV, nhưng theo Lã Thị Nhẫn, tỷ lệ đó là 13,9% sau truyền máu một lần, sau nhiều lần thì tỷ lệ nhiễm HCV lên tới 70,5%. Virus gây viêm gan c chỉ gây bệnh cho người và có thể gây bệnh thực nghiệm cho tinh tinh.
CHẨN ĐOÁN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Hiện nay chưa phân lập được virus mà chủ yếu phải tìm kháng thể kháng HCV bằng kỹ thuật ELISA hoặc RIBA (kỹ thuật thấm miễn dịch) và nhiều kỹ thuật khác, có thể sinh thiết tế bào gan để tìm tổn thương ở bào tương hoặc nhân tế bào cùng với dấu hiệu tăng men transaminase.
PHÒNG VÀ ĐIỂU TRỊ
- Tiêm IgG của người bình thường rất ít tác dụng bảo vệ.
- Không sản xuất được IgG đặc hiệu.
- Vacxin: hiện chưa có.
Chủ yếu giải quyết bằng thái độ kiểm tra kỹ trưởc khi sử dụng máu hoặc các sản phẩm của máu trưốc khi sử dụng truyền cho bệnh nhân. Ngoài ra, đề phòng những đường lây truyền khác bằng ăn sạch, tránh những quan hệ tình dục không lành mạnh và sử dụng các phương pháp phòng bệnh như HBV.

Từ khòa tìm kiếm nhiều: vi sinh vật học, bệnh viêm não nhật bản

0 nhận xét:

Đăng nhận xét