Chilamydia trachomatis

        HÌNH THÁI
        Dưới kính hiển vi quang học, vi khuẩn có hình cầu hoặc bầu dục, kích thước khác nhau. Dưới kính hiển vi điện tử là một vật thể nhân dày đặc gắn liền với màng bọc đặc trưng của vách tế bào.

Chilamydia trachomatis


         Nuôi cấy
        Nuôi cấy Chlamydia trachomatis trong túi lòng đở trứng gà, vi khuân nhân lên ở màng niệu đệm và nhất là ở túi noãn hoàng (Sac vitellin). Ngoài ra có thê nuôi cấy c. trachomatis vào tế bào thận khỉ, tế bào Hela hoặc tế bào thai người.
       Khả năng đề kháng
Những hóa chất diệt khuẩn và ête có khả năng tiêu diệt nhanh chóng c. trachomatis. Nó cũng bị mất tác dụng bởi glycerin nhưng có kha năng tôn tại ở nhiệt độ lạnh.

      KHẢ NĂNG GÂY BỆNH, DỊCH TỄ HỌC

       Khả năng gây bệnh
c. trachomatis có khả năng gây nên hai bệnh chính cho người: bệnh mắt hột và bệnh nhiễm trùng sinh dục tiết niệu.
– Bệnh mắt hột: viêm kết mạc do mắt hột tiến triển qua 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn một: Viêm kết mạc thể nang thường có kèm theo bội nhiễm vi khuẩn khác.
+ Giai đoạn hai: viêm kết mạc thể hạt (Conjunctivte granulaire).
+ Giai đoạn ba: giai đoạn biến chứng loét, bội nhiễm và sẹo.
+ Giai đoạn bôn: hồi phục kèm theo sẹo kết mạc, loét giác mạc và rất có thể bị mù lòa (nếu không được điều trị tích cực).
– Bệnh viêm đường tiết niệu-sinh dục lây nhiễm qua đường tình dục (Maladi sexuellement transmissibles): hiện nay bệnh này tăng nhanh về số lượng và gây rất nhiều phiền phức bởi vì dễ gây nên viêm niệu đạo, viêm vòi tử cung, buồng tử cung, viêm cổ tử cung dẫn đến vô sinh ở nữ giới.
Ở nam giới biểu hiện đầu tiên là viêm niệu đạo có mủ mà giới chuyên khoa gọi là viêm niệu đạo không do lậu, sau đó có thể dẫn đến viêm mào tinh hoàn. Trẻ mối sinh có thể bị lây nhiễm Chlamydia trachomatis từ người me qua rau thai hoặc xảy ra sau khi đi qua cổ tử cung, âm đạo của người mẹ gây nên viêm kết mạc mắt sơ sinh.

Đọc thêm tại:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét