Viruts viêm não Nhật Bản

         Cơ chế gây bệnh
         Virus nhiễm qua vết đốt vào máu. Sau thời kỳ nhiễm virus huyết, virus gây thương tổn ở não, viêm tế bào thần kinh, hạch thần kinh đệm và viêm quanh mạch. Những biến đổi thường xảy ra ở chất xám và ảnh hưởng trước tiên lên não trung gian và não giữa, làm cho bệnh nhân rối loạn ý thức, hôn mê ở nhiều mức độ khác nhau, có kèm theo liệt vận động.


 Cơ chế gây bệnh


         CHẨN ĐOÁN VI SINH VẬT
         Phân lập và định loại virus
         Bệnh phẩm
        Máu: lấy từ 2 – 4 ml máu bệnh nhân sau khi phát bệnh 1-3 ngày.
        Nước não tuỷ: lấy 2 – 4 ml nước não tuỷ bệnh nhân sau khi phát bệnh 1-3 ngày.
        Não tử thi: lấy trước 6 giờ kể từ khi chết, lấy ở các phần khác nhau của não: đại não, tiểu não, các nhân xám.
        Vectơ: bắt 20-40 con muỗi Culex tritaeniorhynchus cho vào ống nghiệm.
        Bệnh phẩm được bảo quản lạnh, riêng muỗi giữ cho sống, ghi rõ tên, tuổi, giới tính, số bệnh phẩm, địa chỉ, ngày phát bệnh, ngày vào viện, ngày lấy bệnh phẩm và những dấu hiệu lâm sàng chính rồi gửi ngay tới phòng xét nghiệm.
        Các kỹ thuật phân lập
        Người ta thường dùng 2 kỹ thuật để phân lập virus viêm não Nhật Bản:
– Kỹ thuật phân lập trên chuột nhắt trắng 1-3 ngày tuổi.
– Kỹ thuật phân lập trên tế bào muỗi C6/36.
        Xác định virus
        Thông thường người ta xác định virus viêm não Nhật Bản bằng 3 kỹ thuật:
– Kỹ thuật ngưng kết hồng cầu.
– Kỷ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp.
– Kỹ thuật ELISA.
Chẩn đoán huyết thanh: áp dụng như virus Dengue.
           NGUYÊN TẮC PHÒNG VÀ ĐIỂU TRỊ
           Phòng bệnh chung: áp dụng như ở virus Dengue.
           Phòng bệnh đặc hiệu
           Hiện nay người ta dùng vacxin tiêm phòng cho trẻ em dưới 10 tuổi để phòng bệnh, nhất là vùng có dịch lưu hành. Khi xảy ra dịch, cần tiêm nhắc lại cho trẻ em trong lứa tuổi cảm thụ (dưới 15 tuổi).
          Điều trị
          Hiện nay chưa có thước điều trị đặc hiệu. Trong thời kỳ khỏi phát và toàn phát, phải tập trung giải quyết các vấn đề sau:
– Chống phù nề não.
– Chống co giật.
– Bù dịch, dinh dưỡng tốt.
– Chống bội nhiễm, nhất là đường hô hấp.
– Hạn chế di chứng: thời kỳ lui bệnh cần xoa bóp nhiều, vật lý liệu pháp, hoặc châm cứu đồng thời luyện tập lại chức năng nói, viết….

Đọc thêm tại : http://blogvisinhvat.blogspot.com/2015/05/chan-oan-huyet-thanh.html


Từ khòa tìm kiếm nhiều: vi sinh vật học, bệnh viêm não nhật bản

0 nhận xét:

Đăng nhận xét