Khả năng gây bệnh của Viruts Dengue

         Dây chuyền dịch tễ
        Ổ chứa virus Dengue là người và khỉ nhiễm virus. Virus truyền sang người lành qua muỗi đốt. Muỗi truyền bệnh chủ yếu là Aedes aegypti có trong nhà, Aedes albopictus có trong rừng.

         Sau khi hút máu nhiễm virus từ 8 đến 11 ngày hoặc có thể kéo dài hơn, tuỳ theo số lượng virus mà muỗi hút được và tuỳ theo nhiệt độ môi trường, muôi có khả năng gây nhiễm. 
        Chu trình nhiễm virus.
Muỗi Aedes 1: Aedes albopictus; Muỗi Aedes 2: Aedes aegypti
Muỗi Aedes aegypti có nhiều ở châu Á , châu Phi, châu Mỹ và châu ức. ở Việt Nam, muỗi Aedes phân bố rộng rãi từ Bắc tối Nam, phát triển quanh năm, nhiều nhất vào mùa mưa. Do đó, bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh lưu hành rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt ở một số vùng như tây Thái Bình Dương, New Guinea, Indonesia, Ấn Độ, vùng Caribe và các nước dọc bờ biển miền Nam Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.

Khả năng gây bệnh của Viruts Dengue


           Khả năng gây bệnh cho động vật
        Virus Dengue nhân lên rất tốt ở chuột nhắt trắng mới đẻ (1-3 ngày tuổi) khi gây nhiễm vào não và ổ bụng. Nhiễm trùng thể ẩn có thể gây được ở một số loài khỉ.
        Khả năng gây bệnh cho người
       Khi muỗi mang virus Dengue đã đủ thời gian nung bệnh đốt người, virus xâm nhập qua vết đốt vào máu gây bệnh sốt xuất huyết. Tuỳ theo số lượng virus vào cơ thể mà thời gian nung bệnh khác nhau (từ 2 đến 15 ngày). Bệnh khỏi phát đột ngột, nổi cơn rét run, sốt cao 39-40°C, đau đầu, đau mình mẩy, đặc biệt đau nhiều ở vùng lưng, các khóp xương, cơ và nhãn cầu… ban dát sần hoặc thể tinh hồng nhiệt có thể xuất hiện vào ngày thứ 3 hoặc thứ 5, từ ngực thân mình rồi lan ra các chi và mặt.
Bệnh sốt xuất huyết Dengue có thể mắc ở mọi lứa tuổi, tuy tỷ lệ khác nhau theo từng vùng. Sau khi khỏi bệnh, sức khởe bệnh nhân lâu mới trở lại bình thường (vài tuần đến vài tháng). Bệnh nhân có dấu hiệu suy nhược thần kinh. Biến chứng có thể là viêm tuỷ, viêm nhiễm dây thần kinh, viêm kết mạc… Miễn dịch tồn tại 3-6 tháng.
          Cơ chế gây bệnh
        Virus Dengue xâm nhập vào tế bào bạch cầu. Hoạt lực của virus tác động vào nơron ở não và tuỷ sống, gây thoái hóa các tế bào gan, thận, tim, tạo nên các thương tổn tại nội tâm mạc, ngoại tâm mạc, dạ dày, niêm mạc ruột, màng bụng, cơ, da và hệ thông thần kinh trung ương. Các tổn thương hệ tuần hoàn thể hiện ở các mạch máu nhỏ làm giãn mao mạch, phù nề quanh mạch máu, thâm nhiễm nhiều bạch cầu đơn nhân. Các nhà khoa học cho rằng phức hợp miễn dịch (kháng nguyên-kháng thể) xuất hiệu sau khi nhiễm virus Dengue thứ phát vài ngày, gây vón tụ tiểu cầu, hoạt hóa bổ thể và các yếu tố đông máu, giải phóng yếu tố tăng tính thấm thành mạch gây nên choáng (shock) phản vệ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét