Khả năng gây bệnh của Rickettsia

         * Nhóm gây bệnh sốt “Q” (Query).

        Nhóm này thường gây tổn thương ở phổi, bệnh này gặp I châu úc, châu Mỹ và châu Âu. Mầm bệnh gây nên sốt “Q” là R. burnetii (còn gọi là R- diapoprica, Coxiella burnetii). Nơi khư trú và sinh sản của mầm bệnh là nguyên sinh chất tế bào. Môi giới truyền bệnh rất phong phú: Ixodidae, Argasodae và Gamasoidae (môi giới giữa động vật và chim), ô chứa chủ yếu là Ixodidae.

        * Nhóm gây bệnh sốt hầm hào (Trench fever).
Có hai loại bệnh về triệu chứng lâm sàng rất rầm rộ và có ban:
– Sốt hầm hào: sốt từng đợt cách nhau 4 ngày: mầm bệnh là R. quintana. Môi giới truyền bệnh là rận. ổ chứa là người, người có thể mang mầm bệnh lâu dài.
– Bệnh sốt cực độ do ve truyền (Ixodo – Rickettsiosis paroxismalis):
Mầm bệnh là Rickettsia hay Dermacentroxenus. Môi giới truyền bệnh là ve Ixodes ricinus và chuột đồng.

        * Nhóm gây bệnh cho súc vật:

        Nhóm này thường gây bệnh cho động vật có sừng như dê, cừu và gây bệnh cho chó. Mầm bệnh là R. ruminantium, thường gây nên tràn dịch màng tim của các động vật có sừng.

          MIỄN DỊCH

       Các kháng nguyên khác nhau phát triển trong các tổ chức của cơ thể nhiễm trùng hoặc sau khi tiêm vacxin. Xuất hiện các kháng thể ngưng kết, kháng thể hòa tan đặc hiệu và có khả năng chống lại bệnh nhiễm trùng. Nhiễm khuẩn Rickettsia gây nên sốt phát ban có khả năng tạo ra miễn dịch mạnh mẽ và lâu dài.
         KHẢ NĂNG, CƠ CHẾ GÂY BỆNH VÀ DỊCH TỄ HỌC

         Khả năng gây bệnh

– Gây bệnh cho người:

Các Rickettsia gây bệnh có thể gây nhiễm với những tiến triển khác nhau, biểu hiện dưới dạng có sốt, thường kèm theo phát ban điển hình ở da. Đặc biệt đa số các trường hợp bệnh đều có tổn thương ở mạch máu nhở kiểu viêm hoặc viêm tắc mao mạch.

– Gây bệnh cho động vật:

         Có 6, 7 loài phụ của Rickettsia có khả năng gây bệnh cho động vật có sừng (dê, cừu…) và chó. Trong sô” đó hay gặp nhất là loại phụ R. ruminantium thường gây nên bệnh tràn dịch màng tim ở động vật.

Khả năng gây bệnh của Rickettsia

           Cơ chế gây bệnh

        Sau thời gian nhiễm vi khuẩn, Rickettsia đi vào máu, chui vào màng trong tết bào của các mạch máu nhở, ở đó chúng nhân lên và bài tiết yếu tô tiền đồng huyết tương và các cục máu đồng (thrombose) làm tổn thương mạch máu, đôi khi làm tắc mạch.

        Đứng về mặt dịch tễ học: sự lây bệnh giữa người bệnh sang người lành, hoặc tương tự, từ động vật ốm sang người lành bởi côn trùng tiết túc thông qua phân hoặc nước bọt có chứa Rickettsia. Vi khuẩn chui qua vết thương ở da hoặc ở niêm mạc bằng cách chui qua vết đốt của côn trùng tiết túc.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét