Điều trị vi khuẩn kỵ khí không sinh nha bào

        NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ

       Các kháng sinh thường dùng trong điều trị nhiễm khuẩn kỵ khí là: penicillin G, cefoxitin, chloramphenicol, lindamycin và metronidazole. Lưu ý là B. fragilisthường sinh β-lactamase nên kháng penicillin.

      Cần điều trị đồng thời vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn ái ký trong nhiễm trùng phối hợp.

      Vi khuẩn kỵ khí không sinh nha bào gây bệnh quan trọng nhất là Bactenodes.

vi khuẩn kỵ khí không sinh nha bào

        BACTEROIDES

        Hình dạng

      Bacteroides là những trực khuẩn đa hình thái (cầu trực, trực), kích thước 0,5-1,0 x 1,5-8,0 µm. Gram âm, bắt mầu fuchsin không đều. Đứng thành từng đám, thành đôi hoặc chuỗi

       Khả năng gây bệnh

     Bacteroides bao gồm 22 loài, trong đó có 3 loài gây bệnh cho người: B. fragilis, B. melaninogenicusvà B. corrodens.

       Bacteroides là vi khuẩn gây nhiễm trùng kỵ khí nặng và nhiều nhất, đặc biệt là viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết và áp xe. Các nhiễm trùng này thường xuất hiện sau phẫu thuật, xuất huyết và bị bệnh mạn tính. Từ các ổ nhiễm ban đầu, Bacteroidesđi theo máu và đến các cơ quan khác. Có thể bị áp xe phổi do hít phải Bacteroides từ các dịch của đường ruột. Nhiễm khuẩn kỵ khí là một nhiễm trùng nội sinh, không phải là nhiễm khuẩn cộng đồng.

         B. fragilis ký sinh nhiều nhất tại đại tràng, là thành viên của vi khuẩn chí bình thường tại đây (có khoảng 100 tỷ vi khuẩn/g phân và chiếm 90% vi khuẩn chí đại tràng). Loại gây bệnh điển hình là B. fragilis và chúng thường xuất hiện trong 70% bệnh phẩm, đặc biệt là các bệnh phẩm vùng bụng có thể gặp tối 100%. Vì vậy tên của loài B. fragilis được coi là tên chung của nhóm này. B. fragilis gây bệnh bằng vỏ polisaccarit.

Trong âm đạo của 60% phụ nữ có B. melaninoge nữ và B. corrodens ký sinh.

         Chẩn đoán vi khuẩn học

       Chẩn đoán Bacteroides tuân theo các bước chẩn đoán vi khuẩn học kỵ khí, đầu tiên nhuộm Gram, tiếp đó là nuôi cấy và cuối cùng xác định bằng tính chất sinh vật hóa học.

         Trên môi trường thạch máu có đặt khoanh giấy kháng sinh aminoglycozid (gentamicin hoặc kanamycin) để ức chế vi khuẩn ái khí. Sau 48 giờ trong vờng ức chế của aminoglycozid xuất hiện các khuẩn lạc B. fragilis: đường kính 1-2 mm, loại s, màu hơi xám bóng; ngoài vùng ức chế của aminoglycozid đường kính khuẩn lạc lớn hơn.

       B. fragilislên men nhiều loại đường và sản xuất một số acid hữu cơ (formic, acetic…). Dựa vào đặc điểm này để xác định vi khuẩn.

        Nguyên tắc điều trị

       Điều trị các nhiễm khuẩn Bacteroides theo nguyên tắc chung của nhiễm trùng kỵ khí.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét