Chẩn đoán vi sinh học trực khuẩn gây ngộ độc thịt

         Chẩn đoán trực tiếp

-       Bệnh phẩm: chất nôn, dịch rửa dạ dày, nếu còn thức ăn mà trước đó bệnh nhân đã ăn là tốt nhất. Cho bệnh phẩm vào nước muối sinh lý vô khuẩn, ly tâm lấy cặn.

-       Nuôi cấy: cặn ly tâm được cấy vào môi trường canh thang V.F hoặc V.L glucose. Đun nóng các ông môi trường ở nhiệt độ 100°c trong vài phút sau đó cấy bệnh phẩm rồi ủ ấm ở nhiệt độ 33°c từ 3 – 4 ngày, đưa ra quan sát các tính chất mọc của trực khuẩn ngộ độc thịt.

-       Tiêm cho động vật thí nghiệm: người ta lấy bệnh phẩm hoặc canh thang (sau khi nuôi cấy và ủ ấm 33°c trong 3 – 4 ngày) ly tâm, rồi lấy nước nổi tiêm cho chuột nhắt trắng. Nếu trong thực phẩm có độc tố  hoặc trong nuôi cấy trực khuẩn đã tiết ra độc tố thì chuột nhắt trắng bị liệt rất điển hình và sẽ chết.

Chẩn đoán vi sinh học trực khuẩn gây ngộ độc thịt


         Chẩn đoán huyết thanh học

        Phương pháp chân đoán huyết thanh học người ta ít áp dụng vì ít có giá trị.

         NGUYÊN TẮC PHÒNG BỆNH

         Nguyên tắc phòng bệnh chung

        Cần quan tâm đến khâu bảo quản và chế biến thực phẩm hợp vệ sinh Thức ăn hàng ngày cần được đun nấu kỹ.

        Nguyên tắc phòng bệnh đặc hiệu: tiêm phòng cho những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bằng giải độc tố ngộ độc thịt. Tuy vậy, loại vacxin này hiện nay không được thông dụng vì giá thành đắt.

         NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ

         Khi phát hiện bệnh nhân có nguy cơ ngộ độc thịt thì cần tiên hành rửa dạ dày hoặc tìm mọi biện pháp cho bệnh nhân nôn hết  thức ăn có trong dạ dày. Đồng thời tiêm huyết thanh kháng độc tố  ngộ độc thịt, tốt nhất là dùng loại đa giá (polyvalent). Ngoài ra còn phải điều trị phối hợp với các thuốc chông trụy tim mạch, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.



1 nhận xét:

Unknown nói...

bệnh viện đa khoa tỉnh hưng yên điều trị ngộ độc thức ăn uy tín, chất lượng, với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, tận tình giúp bệnh nhân nhanh chóng bình phục sớm nhất

Đăng nhận xét