Đặc học điểm sinh học Leptospira

    Leptospira gây bệnh Leptospirosis. Leptospirosis là bệnh của súc vật nhưng có thể lây sang người.
Năm 1886, Weil (người Đức) đã phát hiện ra bệnh Leptospirosis ở người lần đầu tiên; nhưng đến năm 1915, hai nhóm các nhà khoa học Nhật Bản và Pháp mới cùng tìm thấy xoắn khuẩn L. interrogans.

        ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC

        Hình thể

      Rất mảnh, đường kính 0,1-0,2 {im, dài 5-25 μm. Quan sát vi khuẩn sống dưới kính hiển vi nền đen thấy di động mạnh. Phải nhuộm theo phương pháp nhuộm thấm bạc Fontana- Tribondeau mới phát hiện được vi khuẩn: mảnh như sợi tóc, hai đầu cong như móc câu. Dưới kính hiển vi điện tử phóng đại khoảng 10.000 lần mới thấy các vòng xoắn nhở, sát nhau.

Đặc học điểm sinh học Leptospira


         Tính chất nuôi cấy

       Đây là xoắn khuẩn duy nhất nuôi cấy được trong điều kiện hiếu khí. Thường nuôi trong môi trường lỏng có thểm huyết thanh động vật (thở) tươi (sản xuất theo Terskich hoặc Korthoff); pH 7,2- 7,5; nhiệt độ 28-30°C và giàu oxy. Leptospira mọc chậm, sau 6-10 ngày mới phốt triển tốt: làm vẩn nhẹ môi trường như khói thuốc lá.
Sức đề kháng
       Nói chung các Leptospira có sức đề kháng yếu, song cao hơn các xoắn khuẩn khác; chết nhanh trong môi trường acid. Leptospira có thể sống tự do ở trong đất, trong nước ngọt và mặn (sống được hàng tháng) nhưng có ánh sáng mặt trời thì nhanh chết.

         Cấu tạo kháng nguyên

    Dựa vào cấu trúc kháng nguyên mà phân loại thì Leptospira được chia ra làm 20 nhóm; mỗi nhóm có nhiều týp huyết thanh. Các týp huyết thanh có nhiều yếu tố kháng nguyên trùng chéo. Ở Việt Nam thường gặp 12 týp huyết thanh sau:
L. australis, L. canicola, L. autumnalis, L. grippothyphosa, L. bataviae, L.hebdomalis, L. ictero-haemorrhagiae, L. ponoma, L. mitis, L. saxkoebing, L. poi L. sejroe

          KHẢ NĂNG GÂY BỆNH

          Gây bệnh ở người

      Dây chuyền dịch tễ: nguồn lây là các súc vật mang Leptospira và nước tiểu của chúng, ổ chứa thường xuyên là loại gặm nhấm (chuột), chúng luôn đào thải Leptospira. ổ chứa không thường xuyên là gia súc, trâu, bò, ngựa…
        Thời kỳ 2: sốt trồ lại do các cơ quan, nhất là gan và thận .bị tổn thương (vàng da, albumin niệu); có thể có hội chứng màng não do thần kinh trung ương bị tổn thương. Các mao mạch giãn (có thể xuất huyết) và đau cơ. Xoắn khuẩn nằm lại thận và được đào thải theo nước tiểu ra ngoài, ở giai đoạn này cơ thể đã hình thành kháng thế.
        Ở nước ta, bệnh hay gặp ở những người làm việc trong rừng và gần rừng như bộ đội (biên giới), công nhân địa chất, lâm nghiệp, hầm mở, công nhân chăn nuôi và nông dân.

           Gây bệnh thực nghiệm

         Súc vật rất nhạy cảm với Leptospira là chuột lang, nhất là đôi với L. ictero-haemorrhagiae. Nếu trong bệnh phẩm có lẫn tạp khuẩn mà đem tiêm vào phúc mạc chuột lang non thì sau 10 phút Leptospira đã xâm nhập vào máu trong khi các tạp khuẩn khác chưa vào được máu. Vì vậy Schuffner đã gọi chuột lang là “cái lọc sống” đốỉ với Leptospira.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét