Nguyên tắc phòng bệnh và điều trị trực khuẩn uốn ván

           Nguyên tắc phòng bệnh

-       Nguyên tắc phòng bệnh chung: vệ sinh môi trường, nhất là xử lý phân gia súc là rất quan trọng vì đây là nguồn làm ô nhiễm môi trường. Những trường hợp vết thương có khả năng nhiễm trực khuẩn uốn ván cần phải xử lý ngoại khoa cẩn thận như rửa sạch vết thương, rạch rộng, cắt lọc các tổ chức bị dập nát…. và tiêm kháng huyết thanh chống uốn ván (serum antitetani = SAT).

-       Nguyên tắc phòng bệnh đặc hiệu: đối với các trường hợp nghi có khả năng nhiễm trực khuẩn uốn ván như vết thương chiến tranh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, vết thương do chó, mèo, chuột… cắn, cần được rửa sạch vết thương và tiêm vacxin phòng bệnh uốn ván.

           Đối với các nước còn có uốn ván sơ sinh, phụ nữ có thai, phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ đều được tiêm vacxin uốn ván. Phụ nữ có thai được tiêm ba lần (ba mũi) vào những tháng sớm nhất, các mũi cách nhau 4 tuần lễ.

điều trị trực khuẩn uốn ván


           Nguyên tắc điều trị

         Điều trị uốn ván thường tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau đây:

-       Xử lý vết thương và trung hoà độc tố uốn ván càng sớm càng tốt. Thông thường, người ta dùng từ 100.000 – 200.000 đơn vị SAT.

-       Chông co giật bằng các thuốc an thần, giãn cơ và tránh mọi kích thích thần kinh bằng cơ học như các thao tác tiêm truyền, cho ăn; cho bệnh nhân nằm ở phòng yên tĩnh.

-       Dùng kháng sinh để diệt mầm bệnh.

-       Có chế độ hộ lý, chăm sóc đặc biệt để đề phòng bệnh nhân bị loét.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét