Một số viruts gây sốt xuất huyết lan truyền

        LASAVIRUS
       Bệnh được ghi nhận đầu tiên ở vùng Lasa, Mỹ năm 1969, nên gọi sốt Lasa, do nhiễm virus Lasa truyền từ chuột rừng Tây Phi. Virus này thuộc họ Arenaviridae: chứa ARN, đối xứng hình xoáy chôn ốc, có envelope, kích thước 80 mm.
       Người tiếp xúc với chuột bị nhiễm hoặc nước tiểu của chúng dẫn đến bị sốt, bệnh thường không nặng. Hàng năm có 300 000 ca bệnh và tử vong khoảng 500 người. Triệu chứng phổ biến nhất là sốt. Nhân viên y tế bị nhiễm virus từ máu hoặc tổ chức của bệnh nhân, biểu hiện thường nặng hơn: xuất huyết, tổn thương mao mạch, ủ bệnh từ 7-18 ngày, người bị nhiễm mang virus đi khắp thế giới.

LASAVIRUS


         HANTAVIRUS GÂY SỐT XUẤT HUYẾT HÀN QUỐC
        Hantavirus, thuộc họ Bunyaviridae: chứa ARN, đối xứng hình xoáy chôn ốc, có envelope, đường kính l00 mm, gây bệnh viêm não California và sốt Scandivinia (sốt xuất huyết Hàn Quốc).
       Virus gây nhiễm trùng duy trì cho chuột và chuột nhắt. Sau khi tiêp xúc với nước tiểu của chuột bị nhiễm. Biểu hiện bệnh ở người là sốt, tăng huyết áp, xuất huyết kèm theo biểu hiện hội chứng thận.
       Trong chiến tranh Triều Tiên, một số lính Mỹ bị nhiễm bệnh này tại Hàn Quốc. Bệnh biểu hiện ở mức độ trung bình. Bệnh này cũng gặp ở Đông Au và Scandinavia. Việt Nam đã có một vài công trình nghiên cứu và khẳng định là có Hantavirus lưu hành, khoảng 5% bệnh nhân sốt xuất huyết là do virus này (dễ nhầm với sốt xuất huyết do Dengue virus).
       Virus này được phát hiện ở chuột, nhưng gây bệnh nặng cho người. Chẩn đoán phòng thí nghiệm bằng phát hiện IgM hay IgG.
        VIRUS EBOLA VÀ VIRUS MARBURG
      Cả hai loại virus này thuộc họ Filoviridae: có hình sợi dài, đối xứng hởn hợp, chứa ARN, có envelope, kích thước 80 X 800 nm.
Các bệnh này lưu hành ở miền Đông và Trung châu Phi. Bệnh nhân có triệu chứng sốt, xuất huyết, nổi ban. Chưa có vacxin và thước đặc trị cho virus này. Chưa rõ ổ chứa và dây truyền dịch tễ của virus, mặc dù đã thấy một số’ khỉ có mang Filovirus.
      1967 một số’ nhân viên phòng thí nghiệm ở Marburg, Đức bị nhiễm virus này khi tiếp xúc với khỉ xanh của Uganda. Những con khỉ này không phấi là túc chủ tự nhiên của virus và nguồn gốc gây nhiễm cuối cùng của virus này vẫn chưa rõ. Tỷ lệ tử vong khoảng 20%, cũng như với nhiễm Ebola, virus có trong tinh dịch của bệnh nhân đã bình phục và là nguồn lây bệnh sau một số tháng. Do vậy một bệnh nhân đã bình phục vẫn có thể truyền bệnh này cho vợ.
       Năm 1976 đã xảy ra một vụ dịch ở nam Sudan và ở vùng sống Ebola của Zaire. Có trên 500 người bị bệnh, dịch đã xẩy ra trong các bệnh viện địa phương và truyền trực tiếp từ người sang người qua bơm kim tiêm. Tỷ lệ tử vong của vụ dịch kinh khủng này là 70%. Hàng năm vẫn xảy ra dịch bênh do virus Ebola ở châu Phi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét