Đặc điểm sinh học của Rotaviruts

       Năm 1972, Kapikian và cộng sự lần đầu tiên phát hiện ra một virus có liên quan đến các bệnh ỉa chảy và đặt tến là Norwalk.
         Đến năm 1973, Bishop quan sát dưới kính hiển vi điện tử mảnh sinh thiết ruột non từ một em bé chết vì bệnh ỉa chảy cấp, thấy có virus giống như Reovirus (reovirus-like) và ông đặt tến virus này là Rotavirus.        Sau đó, Flewett, Bryden, Midleton cũng đề cập tối vai trò của Rotavirus trong bệnh viêm dạ dày-ruột. Sau này, những nghiên cứu về hình thái học bằng nhuộm âm bản những lát cắt cực mởng các tổ chức nhiễm virus Rota, quan sát dưới kính hiển vi điện tử đã cho phép xác định virus Rota thuộc họ Reoviridae.
       Ở Việt Nam, tối năm 1980 mới xác định được virus Rota là căn nguyên của viêm dạ dày-ruột cấp tính, gây ỉa chảy ồ trẻ em. Đây là một bệnh rất phổ biến, đứng hàng thứ hai sau nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở trẻ em. Theo một số công trình nghiên cứu đã công bố trong nước, bệnh ỉa chảy do Rotavirus chiếm khoảng 27% trong số các căn nguyên gây ỉa chảy ở trẻ em. ở những nước phát triển, tỷ lệ ỉa chảy do Rotavirus chiếm khoảng 50% trong tổng số các căn nguyên gây ỉa chảy ở trẻ em.
        ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
        Đặc điểm về cấu trúc
      Virus có hình khối tròn, đường kính trung bình 65-70 nm. Acid nucleic là ARN hai sợi, nằm ở trung tâm hạt virus, đường kính 38 nm và được bao bọc bơi hai lóp capsid. Các capsome của lớp trong xếp theo hình nan hoa và kéo nối với các capsome của lớp ngoầi tạo nên hình vòng. Do vậy, các virus này mổi có tến là Rota (rota = wheel, bánh xe).

Rotaviruts


       Đặc điểm về kháng nguyên
       Hai lớp capsid mang đặc điểm kháng nguyên riêng biệt: lớp capsid ngoài mang kháng nguyên đặc hiệu týp. Lổp capsid trong mang kháng nguyên đặc hiệu nhóm. Nhân không mang kháng nguyên.
     Rotavirus gây bệnh cho người và các Rotavirus gây bệnh cho động vật có kháng nguyên tương tự nhau nhưng không có mối liên quan về mặt kháng nguyên với các virus thuộc họ Reoviridae.
         Đặc điểm nhân lên và khả năng gây bệnh
        Virus vào cơ thể nhân lên chủ yếu ở niêm mạc tá tràng. Người ta đã cấy truyền virus trên hàng loạt các loại tế bào tiên phát như: tế bào ruột và bào thai người, thận bào thai lợn… nhưng tỷ lệ virus gây nhiễm giảm dần và bị mất đi sau 2 đến 5 lần cấy truyền.
         Sức đề kháng
       Virus bị bất hoạt nhanh chóng khi bị xử lý bằng EDTA (ethylendiamintetracetic acid). Chúng dễ bị bất hoạt ở pH nhỏ hơn 3 hoặc lón hơn 10, nhưng có sức đề kháng tốt đốì với Clo và ether; chúng bền vững sau nhiều ngày trong phân ở nhiệt độ thường.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét