Chẩn đoán vi sinh một số xoắn khuẩn gây bệnh

        Chẩn đoán trực tiếp
       Tìm xoắn khuẩn giang mai, chỉ áp dụng được cho giang mai thời kỳ 1- Lấy cồn lau sạch vết loét, lấy gạc chà xát vết loét, cho đến khi có dịch trong tiết ra; lấy dịch tiết soi tươi trên kính hiển vi nền đen (Hình…) hoặc nhuộm Fontana – Tribondeau. Nếu có hạch, dùng bơm tiêm chọc hạch, hút lấy dịch tìm vi khuẩn. Giá trị của phương pháp này: nếu kết quả (+) rõ, kết hợp với tiền sử và lâm sàng có thể kết luận được bệnh.



        Chẩn đoán huyết thanh

      Tìm kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân, áp dụng cho giang mai thời kỳ 2 và 3.

         Phản ứng không đặc hiệu

       Dùng kháng nguyên là chất lipoid chiết xuất từ tim bò (cardiolipin) nhưng có cấu trúc gần giống chất lipoid của xoắn khuẩn giang mai, do đó đây là kháng nguyên không đặc hiệu. Cũng vì vậy, chỉ phát hiện được reagin (phản ứng tố) trong huyết thanh bệnh nhân. Reagin hình thành là do kích thích của chất lipoid của xoắn khuẩn và chống lại chất lipoid này. Với kháng nguyên cardiolipin có thể tiến hành các phản ứng:
– Lên bông (kết tủa): VDRL (Veneral Disease Research Laboratories)
– RPR (Rapid Plasma Reaction) là một cải tiến của VDRL.
Ngoài ra còn có thể làm phản ứng giọt máu, Citochol trong điều tra cơ bản.
Giá trị: vì kháng nguyên không đặc hiệu nên có thể có những trường hợp (+) giả đối với một số bệnh khác như sốt rét, thận hư nhiễm mỡ hoặc phụ nữ có thai > 7 tháng. Do vậy phải làm phản ứng không đặc hiệu này hai lần nhằm kiểm tra (sự lặp lại) kết quả.

           Phản ứng đặc hiệu

           Dùng kháng nguyên là xoắn khuẩn giang mai.
– Phản ứng TPI (Treponema Pallidum Immobilization): phản ứng bất động xoắn khuẩn giang mai. Trộn một giọt huyết thanh bệnh nhân và một giọt xoắn khuẩn giang mai lấy từ tinh hoàn thở bị viêm, quan sát dưới kính hiển vi nền đen. Nếu có kháng thể đặc hiệu, xoắn khuẩn bị bất động (nằm im).
         Thực hiện phản ứng này có nhiều khó khăn nhưng kết quả 100% (+) ở bệnh nhằn giang mai bẩm sinh và giang mai thời kỳ 3 không điều trị.
– Phản ứng FTA (Fluorescence Treponema Antibody): phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, dùng xoắn khuẩn đã bị giết chết trộn với huyết thanh bệnh nhân và y-globulin-kháng kháng thể gắn huỳnh quang. Nếu có kháng thể đặc hiệu, xoắn khuẩn sẽ phát sáng dưới kính hiển vi huỳnh quang. Đây là phản ứng đặc hiệu và rất nhạy.
– Phản ứng TPHA cTreponema Pallidum Haemagglutination): phản ứng ngưng kết hồng câu thụ động; dùng kháng nguyên từ xoắn khuẩn giang mai hấp thụ trên mặt tế bào hồng cầu. Phản ứng này có độ nhạy như FTA.

        NGUYÊN TẮC PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ

        Phòng bệnh

       Giang mai là một bệnh xã hội, gây nhiều hậu quả nguy hiểm, đứng thứ hai sau AIDS nên nhiệm vụ của toàn xã hội là giáo dục nếp sống lành mạnh, thanh toán nạn mãi dâm. Nhiệm vụ của y tế là: phát hiện bệnh nhân sớm, ngăn chặn tiếp xúc, điều trị sớm và điều trị triệt để.

         Điều trị

        Dùng penicillin (từ trưốc đến nay chưa thấy xoắn khuẩn đề kháng kháng sinh), ngoài ra còn có thể dùng tetracyclin (nếu bị dị ứng penicillin).


Từ khòa tìm kiếm nhiều: vi sinh vật học, bệnh viêm não nhật bản

0 nhận xét:

Đăng nhận xét