(Clostridia)
Vi khuẩn kỵ khí là những vi khuẩn không thể sống được khi có mặt của oxy tự do, chúng sử dụng được các hợp chất dinh dưỡng nhờ có hệ thống enzym của chúng, đặc biệt là loại dehydrogenase. Các vi khuẩn kỵ khí có nha bào thuộc giống Clostridiabao gồm 4 loài gây bệnh quan trọng là: c. tetani, c. botulinum, c. perỷringens, và c. difficile. Chúng có một số đặc điểm chung sau đây:
VỂ HÌNH THỂ : Gram dương, có nha bào, kỵ khí và di động.
ĐỘC TỐ: hầu hết các vi khuẩn kỵ khí có nha bào đều sinh ngoại độc tố.
KHẢ NĂNG ĐỂ KHÁNG: các vi khuẩn kỵ khí khi đã hình thành nha bào khi ra ngoại cảnh đều có sức đề kháng tốt.
KHẢ NĂNG GÂY BỆNH: các vi khuẩn Clostridiađóng vai trò gây bệnh quan trọng ở người. Chúng có thể gây ngộ độc thức ăn (C. botulinum, c. difficile) hoặc tác động thần kinh (C. tetani) hoặc gây hoại thư (C. perfringens).
CHẨN ĐOÁN VI SINH HỌC: thường ít áp dụng vì bệnh xẩy ra cấp tính, tuy vậy trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành chẩn đoán vi sinh nhưng ít có giá trị.
NGUYÊN TẮC PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ: phòng bệnh đặc hiệu là tiêm vacxin cho những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh. Trong những trường hợp khẩn cấp, có thể dùng kháng huyết thanh để phòng bệnh nhưng sau đó phải tiêm vacxin để tạo miễn dịch củng cố. Điều trị chủ yếu dùng kháng huyết thanh để trung hoà độc tố song song với dùng kháng sinh để diệt mầm bệnh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét