Trực khuẩn than có tên khoa học là Bacillus anthracis. Giống Bacilluscó nhiều loài, trong đó chỉ có Bacillus anthracisgây bệnh cho người.
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Hình thái
Trong bệnh phẩm (nốt mủ, máu, phủ tạng), trực khuẩn than hình gậy, đầu vuông, không có lông, không di động, có nha bào, Gram dương, đứng riêng rẽ hoặc xếp thành từng chuỗi, thường có vỏ; dài từ 1 – 5 µm, rộng từ 1 – 2 µm. Nha bào có hình trứng hoặc hình trụ, đường kính khoảng 1 µm, thường ởtrung tâm và không làm biến dạng thân vi khuẩn.
Trong môi trường nuôi cấy, B. anthracis xếp thành chuỗi, không có vỏ, hình thành nha bào rất sớm.
Nuôi cấy
Trực khuẩn than hiếu khí tuyệt đối. Chúng mọc tốt trên các môi trường nuôi cấy thông thường ởnhiệt độ 35°c và pH từ 7-7,4. Trong môi trường lỏng, đáy ống có cặn bông và nước ở phía trên trong. Trên môi trường thạch, khuẩn lạc to, vàng nhạt và xù xì (dạng R); ởnhiệt độ 20-30°C, với sự có mặt của oxy, thì nha bào hình thành.
Đặc điểm hóa sinh
Trực khuẩn than lên men, không sinh hơi dextrin, glucose, levulose, maltose saccharose, trehalose và cả salicin. Thuỷ phân amidon, không lên men lactose galactose và arabinose. Chúng ly giải protein, hóa lỏng gelatin.
Khả năng đề kháng
Trực khuẩn than dễ bị chết ở nhiệt độ 38°c trong 1 giờ. Ở trạng thái nha bào, trực khuẩn than tồn tại rất lâu, nhất là trong đất; có thể tồn tại từ 20 – 30 năm. Tuy vậy chúng còn nhậy cảm với các chất sát trùng.
Độc tố
Độc tố rất yếu, gồm 2 yếu tô”: yếu tốA là lipoprotein; yếu tố B là một protein. Hai yếu tố này kết hợp với nhau chặt chẽ, rất khó tách biệt. Độc tố gồm cả nội và ngoại độc tố. Tác dụng của nó gần giống như trực khuẩn Gram âm.
Các loại kháng nguyên
Trực khuẩn than có nhiều loại kháng nguyên. Kháng nguyên vỏ là polypeptid. Một kháng nguyên thân là polyosid và một kháng nguyên phức hợp hoà tan, có tác dụng gây độc và gây miễn dịch khi bào chế thành vacxin tiêm chủng.
Đọc thêm tại :http://blogvisinhvat.blogspot.com/2015/05/kha-nang-gay-benh-cua-vi-khuan-dich-hach.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét