Cơ chế gây bệnh dại và chuẩn đoán vi sinh vật

        Cơ chế gây bệnh
       Virus dại thường xuyên có mặt trong hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống thần kinh ngoại biên của động vật bị dại. Các tế bào thần kinh ở hạch giao cảm-bị bong ra làm tuyến nước bọt bị nhiễm virus. Khi bị các động vật dại cắn, virus từ nước bọt vào cơ thể qua vết cắn, nhiễm vào máu, từ đó virus đi tới các nơi như phổi, gan, thận… Ngoài ra virus tiến dọc theo dây thần kinh hướng tâm tới tuỷ sống rồi lên thần kinh trung ương. Virus dại nhân lên trong tế bào thần kinh, tuỷ sống và thần kinh trung ương. Không phải lúc nào các tế bào ở hạch giao cảm cũng bị bong ra, sự bong ra có tính chất không liên tục, điều này giải thích sự lây lan virus không liên tục khi bị chó dại cắn. Sự nhân lên của virus trong tế bào đã xuất hiện một vật thể acid trong bào tương của tế bào, đó là tiểu thể Negri, bản chất là các nucleocapsid tự do trong bào tương tập trung lại.

Cơ chế gây bệnh

        CHẨN ĐOÁN VI SINH VẬT
       Về chẩn đoán vi sinh vật bệnh dại đối với người, người ta ít làm bởi vì việc lấy bệnh phẩm rất khó khăn, mặt khác nó cũng không có ý nghĩa cho việc điều trị. Người ta chỉ dùng chẩn đoán vi sinh vật trên súc vật bị nghi dại. Thường dùng 3 phương pháp để chẩn đoán.
         Tìm tiểu thể Negri
        Não của động vật được phết lên lam kính, nhuộm theo phương pháp Seller hay Mann, soi lên kính hiển vi chúng ta thấy tiểu thể Negri thường khu trú trong tế bào thần kinh sừng Amon có kích thước khoảng 0,25-25 pm, bắt màu Eosin.
          Phân lập virus
          Lấy nước dãi trong khi đang mắc bệnh hoặc não tử thi và não chó tiêm vào não chuột nhắt trắng 2-3 ngày tuổi. Từ ngày thứ 7 trở đi chuột xuất hiện liệt mềm.
Chấn đoán huỳnh quang tìm kháng nguyên
        Lấy nước dãi hoặc não cần xét nghiệm phết lên lam kính, nhuộm huỳnh quang với kháng thể đã biết.

Từ khòa tìm kiếm nhiều: vi sinh vật học, bệnh viêm não nhật bản

0 nhận xét:

Đăng nhận xét