ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Hình thái
Là những vi khuẩn nhở, không di động, có dạng hình cầu, có thể nhuộm bằng xanh methylen hoặc Macchiavello và quan sát dưới kính hiển vi quang học. Trên kính hiển vi điện tử, chúng biểu hiện một vùng hội tụ bên trong với một màng ranh giới. Hình ảnh trên kính hiển vi điện tử giống như các hình ảnh của Rickettsia.
Vòng đời của Chlamydia qua 2 dạng:
Dạng cơ bản (elementary bodies): là những tế bào tròn (0,3 μm), nhân đậm. Thế này xâm nhập vào các tế bào theo kiểu thực bào.
Dạng lưới (reticulate bodies): sau khi xâm nhập vào tế bào, ChlamydÌQ chuyển hóa nhờ tế bào và tạo thành dạng lưới (1 μm), sinh sản theo kiểu song phân rồi giải phóng ra các dạng cơ bản rồi tiếp tục xâm nhập vào các tế bào mối.
Nuôi cấy
Chlamydia không thể nuôi cấy trên các môi trường nhân tạo bởi vì chúng ký sinh bắt buộc trong tế bào sống cảm thụ. Chlamydia được nhân lên trong tế bào của súc vật thí nghiệm như chuột nhắt trắng, trong bào thai gà… Chúng cũng có khả năng phát triển tốt trên các tế bào nuôi, tế bào lấy từ tổ chức ra (tế bào thận khỉ); trong trứng gà ấp, chúng phát triển ở màng niệu đệm, nhất là trong túi noãn hoàng.
Hình thái
Là những vi khuẩn nhở, không di động, có dạng hình cầu, có thể nhuộm bằng xanh methylen hoặc Macchiavello và quan sát dưới kính hiển vi quang học. Trên kính hiển vi điện tử, chúng biểu hiện một vùng hội tụ bên trong với một màng ranh giới. Hình ảnh trên kính hiển vi điện tử giống như các hình ảnh của Rickettsia.
Vòng đời của Chlamydia qua 2 dạng:
Dạng cơ bản (elementary bodies): là những tế bào tròn (0,3 μm), nhân đậm. Thế này xâm nhập vào các tế bào theo kiểu thực bào.
Dạng lưới (reticulate bodies): sau khi xâm nhập vào tế bào, ChlamydÌQ chuyển hóa nhờ tế bào và tạo thành dạng lưới (1 μm), sinh sản theo kiểu song phân rồi giải phóng ra các dạng cơ bản rồi tiếp tục xâm nhập vào các tế bào mối.
Nuôi cấy
Chlamydia không thể nuôi cấy trên các môi trường nhân tạo bởi vì chúng ký sinh bắt buộc trong tế bào sống cảm thụ. Chlamydia được nhân lên trong tế bào của súc vật thí nghiệm như chuột nhắt trắng, trong bào thai gà… Chúng cũng có khả năng phát triển tốt trên các tế bào nuôi, tế bào lấy từ tổ chức ra (tế bào thận khỉ); trong trứng gà ấp, chúng phát triển ở màng niệu đệm, nhất là trong túi noãn hoàng.
Đặc điểm hóa sinh
Chlamydia bao gồm một phức hợp hóa học là glucid, lipid và protid và có mặt đồng thời cả hai loại acid nucleic (ADN và ARN) giông như các vi khuẩn khác và cũng có những thành phần giống như những thành phần của vách vi khuẩn. Chlamydia không có khả năng tạo ATP bằng hiện tượng oxy hóa, vì lẽ đó chúng lệ thuộc vào hệ thống năng lượng của tế bào túc chủ.
Khả năng đề kháng
Chlamydia khả năng qua lọc vi khuẩn kém, chúng rất yếu, dễ bị tiêu diệt bởi sức nóng, tia cực tím và các chất sát khuẩn. Glycerin không bảo tồn được Chlamydia mà chỉ có nhiệt độ lạnh trong máy đông lạnh mối có thể bảo tồn được chúng.
Các loại kháng nguyên
Chlamydia có kháng nguyên giống (genus) bản chất là gluco-lipid, là loại kháng nguyên chung của nhiều Chlamydia khác nhau. Loại kháng nguyên này gắn liền với thân. Ngoài ra còn có kháng nguyên loài, bản chất là protein, không chịu nhiệt và kháng nguyên của từng týp, bản chất là protein.
Phân loại
Theo Bergey’s Manual of Systematic Bacteriology, các Chlamydia được xếp thành một họ riêng, họ Chlamydiaceae; họ này có một giống duy nhất, Chlamydia.
Giông Chlamydia, hiện nay, có 4 loài: Chlamydia trachomatis, Chlamydia psittasi, Chlamydia pecorum và Chlamydia pneumoniae.
Các loài Chlamydia khác nhau và các týp huyết thanh khác nhau của một loài thì gây ra các bệnh khác nhau cho người:
Chlamydia trachomatis týp A, B, Ba và c gây bệnh mắt hột (trachoma).
Chlamydia trachomatis týp D, E, F, G, H, I, J và K gây bệnh viêm đường
sinh dục.
Chlamydia trachomatis týp Ll, L2 và L3 gây bệnh lympho hạt, một bệnh viêm hạch bạch huyết hoa liễu ở bẹn (Lymphogranulomatose vénérienne).
Chlamydia psittaci gây bệnh sốt vẹt (Ornithose-psittacose).
Chẩn đoán vi sinh vật, phòng bệnh và điều trị tuỳ từng bệnh mà có cách xử lý khác nhau.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét