Phân loại virus gây bệnh dại

         PHÂN LOẠI
         Theo tính chất sinh học, có thể chia thành 2 loại virus dại:
Virus dại hoang dại : 
         Tồn tại ở 3 dạng sinh học: cổ điển, cường độc, nhược độc.
Virus dại cố định :
        Năm 1884 L. Pasteur tiêm truyền virus từ chó cho thở. Qua nhiều lần tiêm truyền, ông đã thu được một chủng virus dại không độc đối với người khi tiêm qua đường ngoại thần kinh ông gọi virus này là virus dại “cố định”. Virus có thời kỳ ủ bệnh ngắn (7 ngày), “ủ bệnh cố định”. Virus được bảo tồn bằng nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, không thể tồn tại trong điều kiện tự nhiên bởi virus không đào thải ra theo tuyến nước bọt và không thể*truyền qua vết cắn. Trong tế bào não của súc vật bị nhiễm virus dại cố định, không hình thành tiểu thể Negri.

virus gây bệnh dại


      MIỄN DỊCH
      Khi tiêm vacxin phòng dại vào cơ thể, sau 10 ngày sẽ có kháng thể trung hoà trong máu; kháng thể này sẽ tồn tại trong cơ thể khoảng 7 tháng. Kháng thể trung hoà không những có trong máu mà có cả trong tế bào, điều này giúp chúng ta giải thích được cơ chế tác dụng của vacxin phòng dại đối với người bị chó dại cắn.
Kháng thể kết hợp bổ thể cũng được hình thành sau 4 tuần tiêm vacxin nhưng hiệu giá thấp hơn so với kháng thể trung hoà, kháng thể kết hợp bô thể tồn tại trong cơ thể khoảng 6 tháng.
        KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
        Dịch tễ
      Virus được lưu hành khắp thể giới, nhưng tập trung chủ yếu vẫn là các nước vùng nhiệt đối: châu Á, châu Phi, Trung và Nam Mỹ. Ổ chứa virus dại là các động vật máu nóng bị dại như chó, mèo. Virus truyền từ động vật sang động vật và người một cách ngẫu nhiên qua vết cắn hoặc vết cào. Ở nước ta, bệnh thường gặp vào mùa nóng. Chó, mèo đều có khả năng mang bệnh nhưng chủ yếu là chó.
        Khả năng gây bệnh cho người
      Thời kỳ ủ bệnh: thay đổi từ 1-3 tháng, nhưng cũng có trường hợp chỉ có 10 ngày hoặc lâu tới 8 tháng. Thời kỳ ủ bệnh dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào vị trí và mức độ vết cắn: vết cắn càng gần thần kinh trung ương, vết cắn càng sâu thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Thời kỳ ủ bệnh nói chung yên lặng, đôi khi sốt nhẹ, nhức đầu, khó chịu, buồn nôn hoặc chảy nước mắt nước mũi. Dấu hiệu có giá trị chẩn đoán nhất ồ thời kỳ này là dấu hiệu kiến bò tại vết cắn.
      Thời kỳ toàn phát: người bệnh bị kích thích trên mọi giác quan dẫn đến kết quả là sợ nước, sợ gió, sợ tiếng động và ánh sáng. Các cơ co thắt mạnh dẫn đến đau đớn, trong đầu bệnh nhân có cảm giác bị đè nén, sợ hãi, lo âu sau đó hưng phấn và cuối cùng đến giai đoạn liệt. Tất cả các bệnh nhân dại khi lên cơn đều bị chết trong tình trạng bị liệt cơ hô hấp và tuần hoàn.

Từ khòa tìm kiếm nhiều: vi sinh vật, triệu chứng viêm não nhật bản

0 nhận xét:

Đăng nhận xét