RICKETTSIA TSUTSUGAMUSHI
Là tác nhân gây nên bệnh sốt mò hay còn gọi là sốt phát ban rừng rú. Năm 1919, Wolbach phát hiện ra mầm bệnh R. orientalis; một năm sau đó, Hayashi nghiên cứu tác nhân này kỹ hơn và gọi là R. tsutsugamushi, bởi vì bệnh này gặp nhiều ở triền sông Nhật Bản nên gọi là bệnh Kedani.
Là tác nhân gây nên bệnh sốt mò hay còn gọi là sốt phát ban rừng rú. Năm 1919, Wolbach phát hiện ra mầm bệnh R. orientalis; một năm sau đó, Hayashi nghiên cứu tác nhân này kỹ hơn và gọi là R. tsutsugamushi, bởi vì bệnh này gặp nhiều ở triền sông Nhật Bản nên gọi là bệnh Kedani.
Đặc điểm sinh học
Vi khuẩn có dạng song cầu khuẩn hoặc song trực khuẩn, không bắt màu Gram. Có sức đề kháng yếu nhất trong tất cả Rickettsia.
Tính kháng nguyên và miễn dịch: R. tsutsugamushi có cấu trúc kháng nguyên rất độc đáo, khác hẳn với các Rickettsia khác ở tính không thuần nhất của nó. Theo Bergtson và Topping thì sự khác nhau về huyết thanh học của các chủng R. tsutsugamushi có liên quan đến nguồn gốíc địa lý khác nhau của chúng. Ngưòi ta thấy rằng những người bị sốt mò ở vùng này, khi đến một vùng khác, chẳng bao lâu là có thể bị bệnh lại. Điều đó được giải thích bởi sự khác loại của các chủng trong những khu vực địa lý khác nhau.
Khả năng gây bệnh
Là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có đặc điểm là khởi phát đột ngột, tiến triển kèm theo có vết ban, có dấu hiệu đau khởi đầu và sưng các hạch lympho. Thời kỳ ủ bệnh từ 7-18 ngày. Bệnh thường xuất hiện các dấu hiệu tiền triệu như khó chịu, đau đầu, chóng mặt, kém ăn hoặc ăn không ngon miệng.
– Sốt xuất hiện sau một cơn rét run và kéo dài 2 – 3 tuần.
– Vết loét: nơi bị mò đở đốt tạo thành vết loét, vết loét không ngứa. Vị trí vết loét tuỳ thuộc vào vị trí đốt của mò đở, thường thấy ở tay, hõm nách, thân mình, bìu, mông, đùi… Đây là những tổn thương đặc hiệu.
– Ban đở xuất hiện vào cuối tuần thứ nhất của bệnh, ban chỉ tồn tại vài ngày có khi kéo dài hàng tuần. Ban kiểu dát sần, ít khi xuất huyết. Ban xuất hiện đầu tiên ở ngực, bụng rồi lan ra toàn thân, các chi. Rất hiếm thấy ở mặt, gan bàn tay, bàn chân.
Chẩn đoán vi sinh học: như trình bày ở mục 4, bài “Rickettsia”.
Từ khòa tìm kiếm nhiều:
vi sinh vật học, bệnh
viêm não nhật bản
0 nhận xét:
Đăng nhận xét