Độc tố
Một số Rickettsia sinh ra một loại độc tố hòa tan trong nuôi cấy, đồng thời có tính chất gây tan máu và hoại tử. Độc tố này rất yếu, sự gầy tôn thương ở các cơ quan nhiễm trùng như dạng tổn thương của ngoại độc to.
Nhưng thực ra hoạt tính gây bệnh của Rickettsia còn phụ thuộc gây tan huyết. Độc tố gắn liền với thân Rickettsia. Nếu đun 60°c trong 30 phut hoặc xử lý bằng formalin 0,37% thì độc sẽ bị hủy nhưng vẫn giữ được tinh chất kháng nguyên và tính miễn dịch. Độc tố còn bị trung hòa bởi kháng độc tố.
Các loại kháng nguyên
Rickettsia có một kháng nguyên hòa tan đặc hiệu của nhóm và một kháng nguyên chéo. Kháng nguyên này có cấu trúc gần gũi với kháng nguyên của Proteus vulgaris (chủng OX19, OX2 và OXk), bản chất của kháng nguyên này là polysaccharid.
Phân loại
Zdrodovski (1948-1956) phân chia Rickettsia thành 6 nhóm trong đó có 5 nhóm gây bệnh cho người và một nhóm gây bệnh cho động vật, các nhóm đó là:
* Nhóm sốt phát ban dịch tễ:
Nhóm này thường gây nên hai bệnh chủ yếu là sốt phát ban dịch tễ và sốt phát ban chuột (sốt phát ban địa phương, bệnh Tobadillo của Mechico).
– Sốt phát ban dịch tễ: mầm bệnh là R. proiuaseki. Môi giới truyền bệnh là rận. Ố chứa mầm bệnh là người bệnh. Khư trú và sinh sản trong nguyên sinh chất tế bào.
– Sốt phát ban chuột: mầm bệnh là R. mooseri. Môi giới truyền bệnh là bọ, rận, chuột, ve chuột, ổ chứa mầm bệnh là chuột cống, chuột nhắt. Cư trú và sinh sản trong nguyên sinh chất tế bào.
* Nhóm sốt do ve truyền:
Nhóm này thường gây nên bởi Dermacentroxenus. Khư trú và nhân lên trong nguyên sinh chất và nhân tế bào và gây bệnh địa phương, môi giới truyền bệnh là ve.
* Nhóm do màu đở truyền:
Mầm bệnh gây nên là do R. orientalis hay còn gọi là R. tsutsugamushi. Nơi khu trú và sinh sản của mầm bệnh là trong nguyên sinh chất cùa tế bào. Môi giới truyền bệnh là nhiều loại màu đở khác nhau (Trombicula) như: T. akamushi, T. Ịlecheri. T. deliensis và T. schneffheri. Ô chứa là màu đở và một số loại gậm nhấm như chuột đồng, chuột cống… Ở nước ta, bệnh này gặp khá nhiều; chủ yếu ở miền núi và trung du.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét