Chẩn đoán bệnh hoại thư sinh hơi chủ yếu dựa vào lâm sàng, nhưng trong một số trường hợp cần thiết, có thể chẩn đoán vi sinh vật để khẳng định chính xác căn nguyên.
Bệnh phẩm
Bệnh phẩm có thể là chất tiết ở vết thương, mủ, tổ chức hoại tử hoặc máu trong trường hợp nhiễm khuẩn huyết, nước tiểu trong viêm gan – thận hoặc phân trong trường hợp nhiễm độc thức ăn.
Nhuộm, soi trực tiếp
Có thể nhuộm Gram hoặc nhuộm xanh methylen; soi kính thấy các trực khuẩn ngắn, bắt màu Gram dương, có vỏ, hai đầu bằng giống như bị cắt.
Nuôi cấy
Bệnh phẩm được cho vào một ít nước muối sinh lý vô khuẩn, một phần cấy vào môi trường V.F hoặc môi trường V.L glucose 0,2%, phần còn lại cấy vào môi trường Rosenow. Đối với trực khuẩn c. perfringensthường cấy vào môi trường Wilson-Blair. Theo dõi ở nhiệt độ 37 °c từ 24 – 48 giờ. Trong trường hợp nghi ngờ, có thể theo dõi lâu hơn để quan sát các tính chất của vi khuẩn trên các môi trường nuôi cấy.
Tiêm truyền súc vật
Trộn bệnh phẩm vào nước muối sinh lý (khoảng 1 ml), đun nóng 100°c trong 3 phút, để nguội, tiêm vào bắp thịt của chuột lang. Theo dõi chuột lang, khi chuột bị bệnh, nơi tiêm bị viêm và có hiện tượng sinh hơi hoặc chuột bị nhiễm khuẩn huyết.
NGUYÊN TẮC PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc phòng bệnh
- Nguyên tắc phòng bệnh chung: xử lý vết thương bằng ngoại khoa như cắt lọc và rửa vết thương thật sạch.
- Nguyên tắc phòng bệnh đặc hiệu: kháng độc tố giữ vai trờ rất quan trọng trong phòng bệnh, nhất là các vết thương dập nát nhiều.
Nguyên tắc điều trị
Ngoài việc xử lý vết thương bằng ngoại khoa, có thể dùng kháng độc tố để điều trĩ. Thương tiêm huyết thanh nhỏ giọt tĩnh mạch từ 18.000 đến 20.000 đơn vị kháng độc tố. Để diệt mầm bệnh, cần dùng kháng sinh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét