Phân lập virus
Việc phân lập virus ở những bệnh cảnh lâm sàng không điển hình rất khó thực hiện, ở những bệnh nhân điển hình, có thể lấy bệnh phẩm là nước bọt, máu hoặc nước tiểu để phân lập virus. Vì virus là loại kém vững bền, do vậy bệnh phẩm cần được bảo quản trong dung dịch riêng. Bệnh phẩm được phân lập trong bào thai gà, hoặc trong tế bào nuôi (tế bào sơ non bào thai gà hoặc tê bào thường trực vero).
Việc phân lập virus ở những bệnh cảnh lâm sàng không điển hình rất khó thực hiện, ở những bệnh nhân điển hình, có thể lấy bệnh phẩm là nước bọt, máu hoặc nước tiểu để phân lập virus. Vì virus là loại kém vững bền, do vậy bệnh phẩm cần được bảo quản trong dung dịch riêng. Bệnh phẩm được phân lập trong bào thai gà, hoặc trong tế bào nuôi (tế bào sơ non bào thai gà hoặc tê bào thường trực vero).
Xác định kháng thể
Các phản ứng huyết thanh được dùng trong xác định kháng thể quai bị là: kết hợp bổ thể, ức chế ngưng kết hồng cầu hoặc trung hòa. Có thể dùng phản ứng ELISA tìm IgM hoặc IgG đặc hiệu kháng quai bị. Kháng thể kết hợp bổ thể giảm ngay trong thời kỳ bình phục của bệnh; ngược lại, kháng thể ức chế ngưng kết hồng cầu, kháng thể trung hòa và ELISA lớp IgG tồn tại trong nhiều năm. Sau khi bị quai bị, trẻ giữ được miễn dịch vững bền.
Các phản ứng huyết thanh được dùng trong xác định kháng thể quai bị là: kết hợp bổ thể, ức chế ngưng kết hồng cầu hoặc trung hòa. Có thể dùng phản ứng ELISA tìm IgM hoặc IgG đặc hiệu kháng quai bị. Kháng thể kết hợp bổ thể giảm ngay trong thời kỳ bình phục của bệnh; ngược lại, kháng thể ức chế ngưng kết hồng cầu, kháng thể trung hòa và ELISA lớp IgG tồn tại trong nhiều năm. Sau khi bị quai bị, trẻ giữ được miễn dịch vững bền.
DỊCH TỄ HỌC
Quai bị truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua hạt nước bọt nhiễm trùng. Virus có trong hạt nước bọt khoảng 5 ngày kể từ khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên. Sau một tuần, virus không còn có trong nước bọt người bệnh. Trong nước tiểu, virus có thể tồn tại vài tuần lễ. Quai bị không hại cho trẻ em. Bệnh quai bị xảy ra quanh năm, nhưng tỷ lệ cao hơn vào cuối đông và đầu mùa xuân; 30 tới 40% nhiễm quai bị không có triệu chứng lâm sàng và đó là nguồn lây khó tránh nhất.
PHÒNG BỆNH
– Cách ly bệnh nhân, xổ lý các chất thải để tránh lây lan.
– Phòng bệnh thụ động bằng cách dùng globulin kháng quai bị tiêm cho trẻ em trong vụ dịch. Tác dụng phòng bệnh này chỉ tồn tại ngắn.
– Phòng bệnh chủ động: có thể dùng vacxin chết hoặc vacxin sống giảm độc.
Vacxin sống giảm độc có hiệu quả cao hơn (90 tối 95% trẻ em được bảo vệ). Các kháng thể tồn tại trong huyết thanh lâu dài bảo vệ chông virus quai bị, tối thiếu là sau 8 năm. Kháng thể quai bị có thể truyền từ mẹ qua rau thai. Trẻ chỉ hết kháng thể một năm sau khi sinh, vì vậy chỉ cần tiêm phòng quai bị cho trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo, cấp một.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét