Không phải tất cả các Retrovirus chứa oncogen. Vậy các virus này đã gây ra sự chuyển dạng ác tính như thế nào? Hình như là ADN trung gian của virus tích hợp gần C.oncvà đã kích thích C.oncbiểu hiện chức năng. Sự biểu hiện quá mức của chức năng C.oncđóng vai trò chìa khóa cho sự chuyển dạng ác tính,bởi các virus. Mặc dù oncogen virus đã được chứng minh gây ra sự chuyển dạng ác tính, nhưng những bằng chứng trực tiếp của C.onc gây ra sự chuyển dạng này chưa được biết đầy đủ. Sau đây là các bằng chứng của C.onc gây khối u:
ADN trong C.onctách biệt từ tế bào u nhất định có thể gây chuyển dạng tế bào bình thường in vitro.
- Khi phân tích C.onc, người ta thấy có sự thay đổi của một base so với C.onc tế bào bình thường, hay nói cách khác là có sự đột biến. Người ta cũng thấy sự đột biến này ở một số tế bào khối u.
- Khi chuyển dịch C.onctới một vị trí mối trên nhiễm sắc thể khác, dẫn tới những thay đổi ác tính, do sự tăng biểu hiện chức năng của gen. Trongcác tế bào u lympho Burkitt, khi chuyển dịch C.onc(tên riêng là C.myc) từ một vị trí bình thương của nó ở nhiễm sắc thể số 8 tới một vị trí mối ở trên nhiễm sắc thể số 14, sẽ dẫn đến sự tăng cường biểu hiện của chức năng gen C.myc (xem phần Epstein-Barr virus).
- Trong tế bào u, khi số lượng C.oncnhiều hơn trên cùng nhiễm sắc thể hoặc ở những nhiễm sắc thể khác, sẽ dẫn tới sự tăng lên của mARN và protein do nó phiên dịch mã.
- Khi tích hợp ADN trung gian của Retrovirus (proviral DNA) gần C.onc, sẽ kích thích sự biểu hiện chức năng C.onc. Khi tăng các gen kích hoạt, sẽ làm tăng sự biểu hiện của C.oncvà sự chuyển dạng ác tính sẽ xảy ra.
- Tách biệt các C.onc nhất định từ những tế bào bình thường chuyển vào tế bào nhận có thể gây ra sự chuyển dạng ác tính trong các tế bào này nếu C.onc tăng cường chức năng.
Như vậy, có hai cơ chế C.onc gây khối u là đột biến hoặc sự hoạt động quá mức của C.onc gây ra hoạt hóa “tiền oncogen” im lặng trở thành oncogen hoạt động và tạo ra sự chuyển dạng ác tính tế bào. Provirus có thể đóng vai trò kích hoạt hoặc chuyển nạp C.onc.
Các tác nhân gây u (vật lý, hóa học, virus, và cả vi khuẩn như H.pylory) có thể kích thích C.onc hoạt động quá mức. Trong các tế bào chuyển dạng ác tính, các C.onchoạt động ở mức độ cao.
Cơ chế khác của tác nhân gây u liên quan đến C.onc là đột biến gen ức chế gây u. Ví dụ điển hình cho cơ chế này là gen ức chế u nguyên bào lưới. Bình thường gen này hoạt động ức chế u nguyên bào lưối. Khi hai alen của “antioncogen” này bị đột biến (làm cho không hoạt động) u nguyên bào lưói hình thành. Các virus SV40 và Papilloma của người tạo ra một protein, mà protein này gắn vào protein được mã hóa bồi gen ức chế u nguyên bào, gây ra sự bất hoạt, dẫn tới u nguyên bào xuất hiện. Hai virus này đã tham gia vào bệnh sinh ung thư vú, ung thư đại tràng và các loại ung thư sarcom khác.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét