Các phản ứng gây ly giải tế bào và miễn dịch huỳnh quang

Các phản ứng gây ly giải tế bào

Nguyên lý

    KT đặc hiệu với sự tham gia của bổ thể sẽ gây ly giải tế bào. Trong các phản ứng gây ly giải tế bào, phản ứng kết hợp bổ thể được sử dụng nhiều hơn cả.

Các bước tiến hành PƯ kết hợp bổ thể

bổ thể


Tiến hành:                                                                      

    Cho KN, HT cần xét nghiệm và bổ thể, ở 37 độ C/30 phút hoặc 6°c/16 giờ.

    Cho thêm hồng cầu cừu đã trộn với KT tương ứng, để ở 37°c trong 15 – 30 phút.

Đọc kết quả:

    Nếu hồng cầu cừu không tan là dương tính. Nếu hồng cầu bị tan là âm tính .

Nguyên lý chung:

    KN hoặc KT được xác định nhờ chất đánh dấu được gắn với KT hoặc KN.

    Điều kiện cần thiết là chất đánh dấu không được làm thay đổi hoạt tính miễn dịch của KN và KT.                                                                   

Miễn dịch huỳnh quang (MDHQ)                                            

    Trong MDHQ, chất đánh dấu là chất màu huỳnh quang, kết quả được đọc nhờ kính hiển vi huỳnh quang.

MDHQ trực tiếp

    Nguyên lý: KN được phát hiện nhờ KT mẫu gắn huỳnh quang.

Phương pháp MDHQ gián tiếp

    Nguyên lý: KT được phát hiện nhờKN mẫu và kháng KT (KKT) mẫu gắn huỳnh quang. Các bước tiến hành.

Phản ứng miễn dịch phóng xạ (RIA-Radioimmunoassay)

    Nguyên lý: Phức hợp KN-KT được phát hiện nhờ KT hoặc KN gắn chất đồng vị phát xạ. Có thể phát hiện nơi phát xạ (nơi xảy ra PƯ kết hợp KN-KT) hoặc đo cường độ phát xạ (mức độ hình thành phức hợp KN-KT).

Phản ứng miễn dịch enzym ELISA (Enzyme-Linked Immunosorbent Assay)

    Nguyên lý: Phức hợp KN-KT được phát hiện nhờ enzym gắn với KT hoặc KKT tác động lên cơ chất đặc hiệu.

    Có nhiều kỹ thuật ELISA. Sau đây chỉ giới thiệu 2 kỹ thuật, một để phát hiện KT và một để phát hiện KN:

Kỹ thuật dùng KKT gắn enzym để phát hiện KT

    Phản ứng này sử dụng KN mẫu và KKT mẫu gắn enzym.

Kỹ thuật dùng KKT gắn enzym để phát hiện KN

    Phản ứng này sử dụng KT mẫu và KKT mẫu gắn enzym.

Sắc ký miễn dịch

    Phức hợp kháng KT (KKT) gắn chất màu được phân bố đều trên bản sắc ký. KN đặc thù của vi sinh vật được gắn cố định tại “vạch PƯ” . Khi nhỏ HT cần xác định KT lên bản sắc ký, KT đặc hiệu (nếu có) trong HT sẽ kết hợp với KKT gắn màu, phức hợp KT-KKT gắn màu này di chuyển trên giấy sắc ký sẽ bị giữ lại tại “vạch Pư” do KT kết hợp với KN vi sinh vật, kết quả “vạch Pư’ hiện màu. Nếu trong HT không có KT đặc hiệu, ở “vạch Pư”  KN không thể giữ được KKT gắn màu, vì vậy không hiện màu.




Từ khòa tìm kiếm nhiều: vi sinh vật học, bệnh viêm não nhật bản

0 nhận xét:

Đăng nhận xét