Màng nguyên sinh (cytoplasmic membrane) của tế bào vi khuẩn

Màng nguyên sinh (cytoplasmic membrane)

-      VỊ trí: màng nguyên sinh bao quanh chất nguyên sinh và nằm trong vách tế bào vi khuẩn.

Màng nguyên sinh


-      Cấu trúc: là một lớp màng mỏng, tinh vi và chun giãn. Màng nguyên sinh chất của vi khuẩn bao gồm 60% protein, 40% lipid mà đa phần là phospholipid. Chúng gồm hai lớp tối (2 lớp phospho) bị tách biệt giữa 1 lốp sáng (lốp lipid), sự giông nhau này dẫn tới khái niệm đơn vị màng. Tất cả các màng như thế này hoàn toàn giống nhau về cấu trúc phân tử. Nhiều thuộc tính của màng này phụ thuộc vào sự tồn tại và cấu trúc của phospholipid. Các phân tử phospholipid này có cực ở một đầu (đâu chứa phospho) và không cực ở đầu còn lại. Đầu có mạng điện tích ở phía mặt ngoài và trong của màng, còn đầu không mang điện tích nằm giữa. Dung dịch nước tồn tại ở cả 2 mặt của màng sinh chất. Trong thực tế các màng này đóng nhiều vai trò sinh lý khác nhau.

-      Chức năng: màng nguyên sinh thực hiện một số chức năng quyết định sự tồn tại của tế bào vi khuẩn. Nó là cơ quan hấp thụ và đào thải chọn lọc các chất, nhờ 2 cơ chê khuếch tán bị động và vận chuyển chủ động. Với cơ chế bi đông, các chất được hấp thu và đào thải nhờ áp lực thẩm thấu. Chỉ những chất có phân tử lượng bé hơn vài trăm dalton và có thể hòa tan trong nước mới có thể vận chuyển qua màng. Nhưng thường áp lực thẩm thấu trong tế bào vi khuẩn lớn hơn bên ngoài nhiều lần (cố những chất lớn hơn khoảng 1000 lần). Do vậy, cách khuếch tán bị động không thể thực hiện được mà phải nhờ tối cách vận chuyển chủ động. Phương pháp này cần tới enzym và năng lượng. Đó là các permease đặc hiệu với từng chất hoặc nhóm chất và ATP.

+ Màng nguyên sinh chất là nơi tổng hợp các enzym ngoại bào.

+ Màng sinh chất cũng là nơi tổng hợp các thành phần của vách tế bào.

+ Màng sinh chất cũng là nơi tồn tại của hệ thống enzym hô hấp tế bào, nơi thực hiện các quá trình năng lượng chủ yếu của tế bào thay cho chức năng của ty lạp thể.

Đọc thêm tại:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét