Một số biện pháp khử trùng

 Biện pháp vật lý

 Hơi nước nóng

Luồng hơi nước nóng 80-100°C thường được dùng nhất vì nó giết được các tế bào sinh trưởng ở trạng thái tự do trong vài phút.

Áp dụng:

- Khử trùng quần áo, chăn màn, các dụng cụ đã dùng của người bệnh.

- Pasteur hóa sữa 72°c/15 giây hoặc Pasteur hóa đồ uống khác 62°C/30 phút.

  Tia cực tím (Ultraviolet – UV)

Một số biện pháp khử trùng


    Sóng điện từ vói bưóc sóng 13,6- 400 nm (gọi là tia cực tím – UV), nhất là 257 nm, có tác dụng khử trùng. Liều sử dụng 100-500 Wsec/cnr diệt được 90% hầu hết các loài vi khuẩn, nhưng không diệt được nha bào và bào tư nấm.

    Tác dụng của tia cực tím dựa trên cơ chế: cấu trúc của các phân tử của vi sinh vật như acid nucleic bị biến đổi khi hấp thụ bức xạ này, dẫn đến đột biến làm hỏng chất liệu di truyền và chết.

    Tia uv chỉ dùng để khử trùng không khí hay nước sạch; nó có thể gây viêm kết mạc và giác mạc. Các bóng đèn uv chỉ có tuổi thọ 1- 2 năm. Cưòng độ chiếu xạ (Wsec/cm2) cần được theo dõi để kiểm tra hiệu lực và ngăn ngừa ảnh hưởng đến con ngưòi.

    Trong đời sống hàng ngày, việc phơi nắng các dụng cụ (như chăn, màn) là một cách sử dụng tia uv trong ánh sáng mặt tròi. Các phòng ở của người bệnh nên có nhiều ánh sáng tự nhiên, nhất là người bệnh lao.

Biện pháp hóa học

Cồn

    Thường được dùng là dung dịch ethanol 80%, isopropanol 70% và n- propanol 60%. Những dung dịch đặc hơn do hút nước trong tế bào ra mạnh nên hiệu quả kém hơn. Cồn có tác dụng làm biến tính protein và phá huỷ cấu trúc màng tê bào. Cồn không diệt được nha bào. Tác dụng diệt virus có nhiều ý kiến khác nhau.

    Áp dụng: khử trùng da, nhất là khử trùng bàn tay trong phẫu thuật và vệ sinh phòng bệnh. Ưu điểm là thời gian tác dụng ngắn, có khả năng thấm vào da kể cả lỗ chân lông và tuyến mồ hôi, nhưng nhược điểm là bay hơi và dễ cháy.

 Phenol và dẫn xuất của nó

    Thường sử dụng dung dịch 0,5 – 4%; không diệt được nha bào và virus nhưng vững bền hơn so với các chất sát khuẩn khác. Phenol có tác dụng phá huỷ màng sinh chất, bất hoạt enzym và biến tính protein. Phenol có thể “ăn” da, niêm mạc và còn có thể gây độc thần kinh.

    Người ta dùng chỉ số phenol để đánh giá tác dụng sát khuẩn của một hóa chất. Chỉ số phenol là tỷ số giữa nồng độ phenol thấp nhất và nồng độ chất sát khuẩn thấp nhất cùng có tác dụng như nhau lên một loài vi khuẩn trong một thời gian nhất định.



Từ khòa tìm kiếm nhiều: vi sinh vật học, bệnh viêm não nhật bản

0 nhận xét:

Đăng nhận xét