Cơ chế tác động của thuốc kháng sinh

Cơ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC KHÁNG SINH


Cơ chế tác động của thuốc kháng sinh


Ức chế sinh tổng hợp vách

    Kháng sinh ức chế quá trình sinh tổng hợp bộ khung peptidoglycan (murein) làm cho vi khuẩn sinh ra sẽ không có vách và do đó dễ bị tiêu diệt, ví dụ kháng sinh nhóm beta-lactam, vancomycin.

Gây rối loạn chức năng màng nguyên tương

    Chức năng quan trọng nhất của màng sinh chất đối với tế bào là thẩm thấu chọn lọc; khi kháng sinh tác động vào màng sinh chất sẽ làm cho các thành phần trong bào tương của vi khuẩn bị thoát ra ngoài và nước từ bên ngoài ào ạt vào trong, dẫn đến chết; ví dụ polymyxin, colistin.

Ức chế sinh tổng hợp protein

    Nơi tác động là riboxom 70S trên polyxom của vi khuẩn. Kháng sinh gắn vào tiểu phần 30S (như streptomycin) sẽ ngăn cản hoạt động của ARN thông tin hoặc ức chế chức năng của ARN vận chuyển (như tetracyclin). Kháng sinh gắn vào tiểu phần 50S như erythromycin, chloramphenicol, làm cản trở sự liên kết, hình thành các chuỗi acid amin tạo phân tử protein cần thiết cho tế bào sống.

Ức chế sinh tổng hợp acid nucleic

    Kháng sinh có thể ngăn cản sự sao chép của ADN mẹ tạo ADN con như nhóm quinolon hoặc gắn ARN-polymerase ngăn cản sinh tổng hợp ARN như rifampicin hoặc bằng cách ức chế sinh tổng hợp các chất chuyển hóa cần thiết để ngăn cản hình thành nên các nucleotid như sulfamid và trimethorpim.

    Như vậy, mỗi kháng sinh chỉ tác động lên một điểm nhất định trong thành phần cấu tạo, ảnh hưởng đến một khâu nhất định trong các phản ứng sinh học khác nhau của tế bào vi khuẩn, dẫn đến ngừng trệ sự sinh trưởng và phát triển của tế bào. Nếu vi khuẩn không bị ly giải hoặc bị nắm bắt (thực bào) tiêu diệt, thì khi không còn tác động của kháng sinh (ngừng thuốc) vi khuẩn sẽ có thể hồi phục trở lại (reversible).

SỰ ĐỂ KHÁNG KHÁNG SINH

    Với cơ chế tác dụng như trên, kháng sinh ức chế được sự phát triển của vi khuẩn, nhưng một khi trong môi trường có kháng sinh mà vi khuẩn vẫn phát triển thì được coi là sự đề kháng kháng sinh. Trước hết cần phân biệt đề kháng thật với đề kháng giả.

Đề kháng giả

    Đề kháng giả nghĩa là chỉ có biểu hiện bên ngoài mà bản chất không phải là sự đề kháng, tức là không do nguồn gốc di truyền quyết định. Ví dụ biểu hiện đề kháng của vi khuẩn:



0 nhận xét:

Đăng nhận xét