Các phản ứng kết tủa của KN – LT được dùng trong vi sinh vật

     Có rất nhiều phản ứng kết hợp KN-KT được dùng trong vi sinh vật, căn cứ vào cách quan sát nhận định kết quả, có thể xếp thành 3 nhóm.


kháng nguyên


Các phản ứng tạo thành hạt

     Là các phản ứng mà phức hợp KN-KT hình thành dưới dạng những “hạt” có thể quan sát được bằng mắt thường hoặc nhờ sự trợ giúp của kính lúp.

Phản ứng kết tủa

     Nguyên lý: Phản ứng kết tủa là sự kết hợp giữa KN hoà tan (KN ở tầm phân tử) với KT tương ứng, tạo thành các hạt có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường hoặc nhờ sự trợ giúp của kính lúp.

Phản ứng kết tủa trong môi trường lồng

     Khi dung dịch KN và dung dịch KT được trộn với nhau theo một tỷ lệ thích hợp, phức hợp KN-KT sẽ hình thành dưới dạng những hạt kết tủa.

     Lượng tủa hình thành không chỉ phụ thuộc vào số lượng tuyệt đối của KN và KT, mà còn phụ thuộc vào mối tương quan về lượng giữa KN và KT.

     Với một lượng kháng HT (KT) hằng định, nếu cho tăng dần lượng KN thì ban đầu lượng tủa tăng dần, nhưng đến một lúc nào đó lượng tủa không tăng nữa mặc dù lượng KN vẫn tiếp tục tăng. Khi KN quá nhiều, lượng tủa hình thành lại tỷ lệ nghịch với lượng KN.

Phản ứng kết tủa trong gel thạch

     Có nhiều kỹ thuật kết tủa trong gel thạch, dưới đây là một số kỹ thuật thường được sử dụng:

     Kỹ thuật khuếch tán trong ông nghiệm (kỹ thuật Oudin):

     Kỹ thuật khuếch tán đơn: Cho thạch đã hoà đều KT vào đoạn dưới ống nghiệm, rồi cho dung dịch KN lên trên. KN sẽ khuếch tán xuống thạch, càng xuống sâu nồng độ KN càng thấp. Tại vùng KN và KT tương đương sẽ xuất hiện đườngtủa.

     Kỹ thuật khuếch tán kép: Giữa KT và KN có một lớp gel thạch, cả KN và KT đều khuếch tán vào lớp gel thạch này. Tại vùng KN và KT tương đương sẽ xuất hiện đường tủa Kỹ thuật khuếch tán trên phiến kính hoặc đĩa etri:

     Kỹ thuật khuếch tán đơn Mancini): Kháng HT được hoà đều trong gel thạch nóng chảy rồi phủ một lớp mỏng đều lên phiến kính. Sau khi thạch đã đông, tạo các lỗ rồi cho vào các lỗ đó dung dịch của một loại KN nhưng có nồng độ khác nhau. Quanh các lỗ sẽ xuất hiện vòng kết tủa, lỗ nào có nồng độ KN càng cao thì vòng kết tủa càng rộng.

    Nguyên lý: là sự kết hợp giữa KN hữu hình (tế bào hoặc tầm tế bào) với K.T, tạo thành phức hợp KN-KT dưới dạng những hạt ngưng kết có thể được quan sát bằng mắt thường.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét