Những người sáng lập ngành vi sinh y học

Với sự say mê khoa học và tính nhân đạo cao cả, L. Pasteur đã dùng nước miếng của chó dại để gây miễn dịch cho thỏ. Sau đó, dùng não và tuỷ sống thỏ đã gây bệnh dại để sản xuất thành thuốíc chữa bệnh dại mà ngày nay chúng ta gọi là vacxin phòng dại. Chính nhờ thuốc này mà L. Pasteur đã cứu sống cho một số người bị chó dại cắn, mặc dù lúc đó, người ta chưa phát hiện ra virus. Nhưng bằng thực nghiệm gây bệnh dại cho chó bằng cách cho chó dại cắn chó lành.

    Ông đã chứng minh được bệnh dại là bệnh lây truyền qua vết cắn của chó điên và trong nước miếng của chó điên có chứa mầm bệnh, sử sách còn ghi rằng L. Pasteur đã hoàn thành việc nghiên cứu vacxin phòng bệnh dại khi Ông bị liệt nửa người vì nhũn não. Ngày nay, chúng ta có những loại vacxin phòng bệnh dại hoàn thiện hơn, nhưng loài người phải mang ơn L. Pasteur vì Ong đã đưa ra được phương pháp tiêm phòng bệnh với ý tưởng khoa học sáng tạo. Nó liên quan chặt chẽ với cơ chế gây miễn dịch đặc hiệu chủ động mà sau này nó đã phát triển thành môn Miễn dịch học, một môn xuất phát từ Vi sinh vật học. Ngày nay nó mở rộng, lồng ghép vào nhiều môn học khác của của y học và đã đưa lại nhiều ứng dụng rất có ý nghĩa. Vì những đóng góp xuất sắc, L. Pasteur được xếp vào danh sách những nhà khoa học vĩ đại của loài người.

L. Pasteur


- A.J.E. Yersin là người Thuỵ Sĩ, Ong là một học trò xuất sắc của L.Pasteur. Đóng góp có ý nghĩa nhất của Ông cho vi sinh y học là việc phát hiện ra vi khuẩn và dây chuyền dịch tễ của bệnh dịch hạch ở Hồng Kông; một bệnh được coi là tối nguy hiểm và đã nhiều lần gây ra đại dịch toàn cầu, cướp đi hàng triệu sinh mạng. Yersin là người hiệu trưởng đầu tiên của Trường đại học Y-Dược Hà Nội. Ông mất ở thành phố

-  Robert Koch (1843-1910) là một bác sĩ thú y người Đức, Ông được coi là một trong những người sáng lập ra Ngành Vi sinh y học.

Những đóng góp có ý nghĩa của ông là:

    Năm 1876 phát hiện ra vi khuẩn than (B. anthracis),

    Năm 1878 phát hiện ra các vi khuẩn gây nhiễm vết thương,

    Năm 1882 phân lập được vi khuẩn lao (M. tuberculosis),



Đọc thêm tại:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét