Nguồn truyền nhiễm của dịch bệnh

Định nghĩa

    Nguồn truyền nhiễm là cơ thể sống của người hoặc động vật để cho vi sinh vật gây bệnh tồn tại và phát triển lâu dài, dù có biểu hiện bệnh hoặc không có biểu hiện bệnh. Tuỳ theo tính chất của nguồn truyền nhiễm có thể chia các bệnh nhiễm trùng ở ngưòi thành hai nhóm:

- Các bệnh nguồn truyền nhiễm từ người sang người.

- Các bệnh truyền từ súc vật sang người.

    Quá trình nhiễm trùng có thể biểu hiện rõ rệt hoặc không có triệu chứng lâm sàng, cho nên cả người ốm lẫn người lành mang vi trùng đều có thể là nguồn truyền nhiễm.

Nguồn truyền nhiễm


Người bệnh

    Người bệnh thể điển hình, bệnh diễn biến theo ba thời kỳ: ủ bệnh, phát bệnh, lui bệnh.

Thời kỳ ủ bệnh

- Đa số không lây.

- Một sô bệnh do virút gây ra có thể làm lây từ cuối thời kỳ ủ bệnh (sồi, thuỷ đậu, viêm gan virút A…).

Thời kỳ phát bệnh

- Lây lan mạnh.

- Vi sinh vật gây bệnh được đào thải ra nhiều.

- Cơ hội đào thải ra nhiều.

- Đào thải mầm bệnh kéo dài (thương hàn).

- Thời kỳ lây kết thúc trước khi hết các triệu chứng lâm sàng (ho gà).

- Dễ lây cho người xung quanh.

- Dễ phát hiện và dễ cách ly.

Thời kỳ lui bệnh

- Đa số các bệnh truyền nhiễm đã hết lây.

- Một số bệnh lây kéo dài sau thời kỳ lui bệnh như: bạch hầu, thương hàn, tả, lỵ, amíp).

- Người bệnh thể không điển hình, khả năng lầy lan tuỳ thuộc từng bệnh, từng thể lâm sàng khác nhau (rất nhẹ hoặc rất nặng), vào từng hoàn cảnh khác nhau.

Người mang mầm bệnh

Người khỏi mang mầm bệnh

    Một số bệnh truyền nhiễm, người bệnh đã khỏi bệnh về mặt lâm sàng song vẫn còn vi sinh vật gây bệnh trong cơ thể và tiếp tục thải vi sinh vât gây bệnh làm lây cho ngươi xung quanh (như thương hàn, tả, lỵ, bại liệt, bạch hầu, viêm màng não)

- Mang trùng trong một thời gian ngắn (tả, bạch hầu).

- Mang trùng mạn tính (thương hàn, lỵ amíp).

- Bài tiết vi trùng cách quãng (thương hàn).

Người lành mang mầm bệnh:

    Là người bị nhiễm trùng không có triệu chứng lâm sàng, nhưng họ vẫn đào thải vi sinh vật gây bệnh làm lây cho những người xung quanh.

- Mang mầm bệnh nói chung là không lầu dài, trừ lỵ amíp.

- Vai trò quan trọng trong các vụ dịch: khó phát hiện, là nguồn lây lan bệnh.

    Bệnh chỉ có ở súc vật, mầm bệnh chỉ lây truyền trong quần thể súc vật hoang dã hoặc súc vật nuôi gần người và con người không có cảm thụ với các mầm bệnh này như: dịch tả lợn, dịch tả trâu bò, dịch tả gia cầm…

    Bệnh chung cả người và súc vật đều cảm nhiễm, đó là những bệnh truyền từ súc vật sang người.

Súc vật là vật chủ tự nhiên của các tác nhân gây bệnh đó. Ví dụ:

- Bệnh dại: chó, mèo, cáo, dơi và động vật hoang dại khác.

- Bệnh dịch hạch: động vật gặm nhấm (chuột).

- Bệnh Lepto: động vật gặm nhấm (chuột).

- Bệnh viêm não Nhật Bản: chim, lợn.

- Bệnh than: trâu, bò, dê…

    Nguồn truyền nhiễm có thể là cả thú hoang dại và cả gia súc như: chó sói và chó nhà là nguồn của bệnh dại. Động vật sống gần người có vai trò là nguồn truyền nhiễm cho người phổ biến hơn các động vật hoang dại (chó, lợn, trâu, chuột nhà…). Nguồn truyền nhiễm là động vật có thể là động vật ốm, động vật mang mầm bệnh.

    Những bệnh truyền từ súc vật sang người, không lan truyền rộng rãi ỏ loài ngưòi là vì phương thức lây ở loài ngưòi không giống phương thức lây ở súc vật, nhưng khi đã hình thành cơ chế truyền nhiễm, thì bệnh đó sẽ lan truyền rộng rãi.

Bệnh lây từ động vật sang người theo những phương thức sau:

- Động vật hoang dại lây sang động vật gần người, rồi từ động vật gần người lây sang người (dịch hạch, dại…).

- Người đi săn ăn thịt, lột da thú (dịch hạch, than…).

- Người bị động vật cắn (bệnh dại).                                                 

- Người làm nghề chăn nuôi động vật thường xuyên tiếp xúc với phân, nước tiểu và những chất bài tiết khác của động vật (bệnh than, sốt làn sóng, bệnh lepto).

- Người ăn thịt, sữa động vật ốm xử lý không tốt (lao, nhiễm độc, nhiễm trùng thức ăn).

- Người nhiễm bệnh thông qua bệnh tự nhiên ở động vật. Đặc điểm của các bệnh này là các tác nhân gây bệnh tồn tại trong thiên nhiên ở các động vật hoang dã (chủ yếu là loài gặm nhấm và chim). Đặc điểm dịch tễ học của các bệnh có ổ tự nhiên là:

+ Bệnh xảy ra theo mùa.

+ Bệnh có tính chất địa phương.

+ Ví dụ các bệnh có ở tự nhiên: bệnh dịch hạch, viêm não Nhật Bản, bệnh dại, viêm não do ve, bệnh sốt xuất huyết do virút.

    Bệnh truyền từ súc vật sang người được lan truyền và được bảo toàn trong thiên nhiên ở những loài động vật máu nóng hoang dại nhất định và xảy ra trong những điều kiện địa lý nhất định.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét