Khi tế bào nhiễm Virus

Tạo hạt virus không hoàn chỉnh (DIP: Defective interfering particle)

    Đó là những hạt virus không có hoặc có không hoàn chỉnh acid nucleic. Do vậy, các hạt DIP không có khả năng gây nhiễm trùng cho tế bào. Những hạt DIP có thể giao thoa (interference) chiếm AN của virus tương ứng để trở nên gây bệnh. Các hạt DIP vẫn mang tính kháng nguyên đặc trưng cho virus.

hạt virus


Tạo ra tiểu thể

   Các tế bào nhiễm virus có thể xuất hiện các hạt nhở trong nhân hoặc trong bào tương của tế bào. Bản chất các tiểu thể có thể do các hạt virus không giải phóng khởi tế bào, có thể do các thành phần cấu trúc của virus chưa được lắp ráp thành hạt virus mối, cũng có thể là các hạt phản ứng của tế bào khi nhiễm virus. Các tiểu thể này có thể nhuộm soi thấy dưới kính hiển vi quang học và dựa vào đó có thể chẩn đoán gián tiếp sự nhiễm virus trong tế bào. Hình thái tiểu thể nội bào được áp dụng trong chẩn đoán bệnh do virus dại đốivới tế bào thần kinh.

Các hậu quả của sự tích hợp genom virus vào ADN tế bào chủ:

    ADN của virus hoặc ADN trung gian virus tích hợp vào ADN tế bào có thể dẫn tối các hậu quả khác nhau:

    Chuyển thể tế bào (transformation) và gây nên các khối u hoặc ung thư. Nhiều virus có thể gây nên khối u và ung thư ở người hoặc động vật. đều do sự tích hợp genom của chúng vào ADN tế bào, gây ra sự sinh sản thái quá của tế bào. Các loại virus này mang theo gen ung thư hoặc kích hoạt gen ung thư của tế bào hoạt động.

    Làm thay đổi kháng nguyên bềmặt của tế bào. Trên bề mặt tế bào bị ung thư do virus cũng có hiện tượng này.

    Làm thay đổi một số tính chất của tế bào. Do genom của virus tích hợp vào genom của tế bào, làm tế bào thể hiện các tính trạng mới. Thí dụ: Phage E15 tích hợp vào genom của Salmonellalàm Salmonellatrở thành vi khuẩn có khả nàng lên men đường lactose.

    Một số vi khuẩn gây bệnh bằng ngoại độc tô” là do chúng tích hợp genom của prophage. Ví dụ vi khuẩn bạch hầu hay Clostridium botulinumkhi mang prophage sẽ trở nên sinh nhiều ngoại độc tố hơn bình thường.

Tế bào trở thành tế bào tiềm tan.

    Các virus ôn hòa xâm nhập vào tế bào, genom của virus sẽ tích hợp vào nhiễm sắc thể của tế bào rồi phân chia với tế bào. Các tế bào mang gen virus ôn hòa đó, khi gặp những kích thích của các tác nhân sinh học, hóa học và lý học thì các genom của virus ôn hòa trở thành virus độc lực có thể gây ly giải tế bào. Vậy những tế bào tiềm tan có khả năng bị ly giải, người ta còn gọi chúng là tế bào mang provirus (tiền virus).




Từ khòa tìm kiếm nhiều: vi sinh vật học, bệnh viêm não nhật bản

0 nhận xét:

Đăng nhận xét