Những chất độc của vi sinh vật để gây bệnh

    Ngược lại với sự chui vào trong tế bào chủ của các vi khuẩn đã nêu trên, các vi khuẩn gây bệnh bằng ngoại độc tố như vi khuẩn tả, vi khuẩn ho gà, ETEC (Enterotoxigenic E. coli) đã không xâm nhập vào tế bào. Chúng làm tổn hại màng tế bào, sinh sản trên màng nhầy niêm mạc, sản xuất và tiết ra ngoại độc tố, các ngoại độc tố này thấm vào các tế bào và gây ra những tác dụng đặc hiệu nghiêm trọng cho cơ thể.

    Khả năng sinh sản trong tế bào góp phần tạo nên độc lực cho vi sinh vật. Hình như là khả năng sinh sản này được xác định bởi nhu cầu dinh dưỡng và sự thích ứng với môi trường của vi khuẩn để phục vụ cho dinh dưỡng. Ví dụ Chlamydia psittaciký sinh nội bào bắt buộc đã cạnh tranh với tế bào chủ về isoleucin ở trong tế bào, khi acid amino này quá ít, vi khuẩn không thể sinh sản. Cũng tương tự, các vi sinh vật yêu cầu ion kim loại cho sự thay đổi của các hoạt động sinh lý, nhu cầu ion kim loại là đặc biệt quan trọng.

Độc tố

    Độc tố là những chất độc của vi sinh vật để gây bệnh. Nó gồm 2 loại là nội và ngoại độc tố.

chất độc của vi sinh vật


    Nội độc tố là những chất độc gắn ở vách vi khuẩn Gram âm, bản chất hóa học là lipopolysaecharid (LPS), thường có ở các vi khuẩn Gram âm như

    Salmonella, Shigella… Nội độc tố chịu được nhiệt độ sôi và không bị phân huỷ bởi protease; tính kháng nguyên yếu và không sản xuất được thành vacxin.

    Ngoại độc tố là những chất độc do vi khuẩn tiết ra môi trường; bản chất hóa học là protein nên không chịu được nhiệt độ sôi và protease; tính kháng nguyên tốt và có thể sản xuất thành vacxin; có độc lực rất cao (cao hơn nội độc tố). Ngoại độc tốcó thể do cả vi khuẩn Gram dương (bạch hầu, uốnván, hoại thư) và vi khuẩn Gram âm ( ho gà, tả, ETEC của E. coli) tạo ra.




Từ khòa tìm kiếm nhiều: vi sinh vật, triệu chứng viêm não nhật bản

0 nhận xét:

Đăng nhận xét