Phòng bệnh và điều trị Pseudomonas aeruginosa

          Phòng bệnh không đặc hiệu

     Phòng bệnh không đặc hiệu đóng vai trò chính trong việc ngăn ngừa nhiễm trực khuẩn mủ xanh. Giữ gìn vệ sinh chung, triệt để thực hiện các quy trình tiệt trùng, làm đúng các thao tác vô trùng để tránh lây chéo trong bệnh viện. Đối với cá nhân: giữ gìn vệ sinh, tránh sây sát da và niêm mạc, tăng cường sức đề kháng chung, tránh lạm dụng kháng sinh và các thuốc gây suy giảm miễn dịch.

         Điều trị

  Trực khuẩn mủ xanh kháng lại nhiều kháng sinh thông dụng (penicillin, ampicillin, chloramphenicol và tetracyclin), nhất là những chủng gây nhiễm trùng bệnh viện. Người ta thường dùng aminoglucoside (gentamicin, amikacin, tobramycin) hoặc cephalosporin thế hệ 3 (ví dụ, ceftazidime) hoặc imipenem để điều trị các nhiễm trùng do trực khuẩn mủ xanh.

        Đặc điểm hóa sinh

   Oxidase và catalase (+). Trên môi trường OF, nhiều carbohydrat bị phân giải theo lối oxy hóa có sinh acid: arabinose, dulcitol, fructose, galactose, glucose, glycerol, lactose và mannitol; gelatinase, arginin dihydrolase và citrat Simmons (+); urease và trypthophanase (-) ; khử NO3 đến N2. Di động mạnh bằng một chùm lông chỉ có ở một cực.

Phòng bệnh và điều trị Pseudomonas aeruginosa


         Đề kháng

      B. pseudomallei sống tự do ở ngoài môi trường tự nhiên; người ta đã tìm thấy chúng trên các cánh đồng lúa nước ở vùng đông-nam châu Á. Sức chịu đựng với các điều kiện ngoại cảnh tương tự như p. aeruginosa.

         Miễn dịch

     Do vi khuẩn phân bố rộng rãi trên đồng ruộng, 30 – 50% nông dân khỏe mạnh sống trong vùng B. pseudomalleilưu hành có kháng thể chống vi khuẩn này. Khi bị mắc bệnh, kháng thể tăng cao và còn tồn tại vài tháng sau khi khỏi bệnh. Tuy vậy, kháng thể này không có vai trò bảo vệ, bệnh nhân có thế bị tái nhiễm hoặc tái phát một cách dễ dàng.



Từ khòa tìm kiếm nhiều: vi sinh vật học, bệnh viêm não nhật bản

0 nhận xét:

Đăng nhận xét