Giới thiệu về Pseudomonas aeruginosa

       Họ Pseudomonadaceae do Winslow và cộng sự mô tả năm 1917, đây là một họ lớn và phức tạp. Họ Pseudomonadaceae, hiện nay, gồm 7 giống: Chryceomonas, Comamonas, Flavimonas, Shewanella, Xanthomonas, Pseudomonas và Burkholderia.

    Hai vi khuẩn có tầm quan trọng nhất trong y học là trực khuẩn mủ xanh và trực khuẩn Whitmore.

Giới thiệu về Pseudomonas aeruginosa

     Pseudomonas aeruginosa, trước đây gọi là Bacterium aeruginosa, do Schroeter mô tả năm 1872. Năm 1900, Migula chuyển chúng sang giống Pseudomonas, từ đó, vi khuẩn mang tên Pseudomonas aeruginosa(Pseudes, tiếng Hylạp, = giả; monas, tiếng Hylạp, = đơn vị; aeruginosa= gỉ đồng).

      Ngay từ trước khi phân lập được vi khuẩn này, người ta đã có nhận xét rằng, trong một số trường hợp, vết thương sinh ra một loại mủ đặc biệt có màu xanh như màu gỉ đồng. Hiện tượng này đã được giải thích theo nhiều quan điểm khác nhau, nhưng chỉ có lòi giải thích thoả đáng khi người ta phân lập được vi khuẩn từ ổ mủ đó dưới dạng thuần khiết. Thì ra, hiện tượng này rất đơn giản, là do vi khuẩn đã sinh ra một loại sắc tố có màu xanh. Chính vì vậy, người ta thường gọi Pseudomonas aeruginosalà trực khuân mủ xanh.
         
 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

          Hình thái

    Trực khuẩn mủ xanh Gram âm, thẳng hoặc hơi cong nhưng không xoắn, hai đầu tròn. Kích thước từ 0,5-1,0 µmX 1,5-5,0 µm. Có một lông duy nhất ở một cực. Các pili của trực khuân mủ xanh dài khoảng 6 nm, là nơi tiếp nhận nhiều loại phage và giúp cho vi khuẩn gắn vào bề mặt của tế bào vật chủ. Trực khuẩn mủ xanh không sinh nha bào.

          Đặc điểm hóa sinh

   Trực khuẩn mủ xanh có đủ các cytochrom (b, c, a và oxidase) trong hệ thống vận chuyển điện tử. Trong thực hành, người ta thường dùng “oxidase test” để tìm sự có mặt của cytochrom oxidase. Các tính chất hóa sinh thường sử dụng trong lâm sàng gồm:

- Urease (-), indol (-), H2S (-); citrat Simmons, arginin dihydrolase và gelatinase (+); khử N03 đến N2. Trên môi trường OF (Oxidation

- Fermentation), nhiều loại carbohydrat bị thoái hóa theo lối oxy hóa có sinh acid: glucose, mannitol, glycerol, ethanol, arabinose, fructose và galactose.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét